Tâm điểm phát triển
Theo số liệu của UBND thành phố, trong 6 tháng đầu năm 2020, dù gặp nhiều ảnh hưởng từ dịch Covid-19, Sầm Sơn vẫn ghi nhận đà phục hồi tích cực với 1,8 triệu lượt khách. Công suất phòng đạt gần như tối đa vào dịp lễ và các ngày nghỉ cuối tuần, tập trung tại các cơ sở du lịch lớn như FLC Sầm Sơn.
Năm 2019, du lịch Sầm Sơn đã đóng góp gần 5 triệu lượt du khách trong tổng số hơn 9,6 triệu lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Thanh Hoá. Không chỉ tăng trưởng về số lượng du khách, doanh thu du lịch của Sầm Sơn năm vừa qua cũng bứt phá ấn tượng, ước đạt 4.600 tỷ đồng, tăng 25,68% so với năm 2018.
Tính trong cả giai đoạn 2017-2019, tổng lượng khách du lịch tăng 21,3%, doanh thu du lịch tăng trung bình 16%, thành phố biển Sầm Sơn lọt top những điểm đến có tăng trưởng du lịch cao nhất cả nước.
Lễ hội đường phố đặc sắc tại thành phố biển |
Lý giải cho sự thành công của du lịch Sầm Sơn những năm vừa qua, phải kể đến việc hoàn thiện về hạ tầng giao thông, những thay đổi tích cực về dịch vụ du lịch cao cấp nhờ sự xuất hiện của quần thể nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơn cũng như các dịch vụ du lịch nói chung.
Đây là những lực đẩy quan trọng để Sầm Sơn phát huy được thế mạnh riêng có của một trong những “trung tâm du lịch khu vực miền Bắc”: Vị trí chỉ cách Hà Nội khoảng 2,5 giờ di chuyển, sở hữu bờ biển tự nhiên đẹp kéo dài hơn 9km, rất thích hợp cho hoạt động nghỉ dưỡng cuối tuần.
Bất động sản ven biển vẫn hút dòng tiền
Sự khởi sắc về du lịch kéo theo nhu cầu lớn về lưu trú và nghỉ dưỡng của du khách tại Thanh Hóa. Cuối 2019, ước tính toàn tỉnh có trên 900 cơ sở lưu trú, tuy nhiên số khách sạn 4-5 sao chưa đến 6% và chỉ có duy nhất một quần thể nghỉ dưỡng sân golf 5 sao là FLC Sầm Sơn.
Tình trạng khan hiếm này là tiềm năng để đầu tư xây dựng và kinh doanh khách sạn cao cấp, đồng thời cũng là động lực để nhiều nhà đầu tư lớn “đổ bộ” Sầm Sơn.
Thực tế, sự xuất hiện của các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản như FLC Group, Eurowindow, Vingroup, hay mới đây là Sungroup… đã khiến giá đất nền tại thành phố tăng mạnh từ năm 2015-2019.
Giá đất nền trong quần thể FLC Sầm Sơn tăng giá nhanh sau 4 năm |
Cụ thể, trên tuyến đường ven biển Hồ Xuân Hương, sau khi được chỉnh trang với hệ thống Hubway, các dịch vụ được niêm yết rõ ràng, giá đất các vị trí đẹp cán mốc 130-150 triệu/m2 trong 2019, tăng gần như gấp đôi so với năm 2015.
Song song với đường Hồ Xuân Hương, đất nền mặt đường Thanh Niên chỉ dao động khoảng 7-10 triệu/m2 vào thời điểm năm 2015 thì đến 2019 gấp 2-4 lần, đạt mức 23[BTH1] [BTH2] -30 triệu/m2.
Một số khu hưởng lợi từ quy hoạch và hạ tầng có mức tăng cao hơn, như khu vực dự án FLC Sầm Sơn, trước đây là vùng đầm lầy ít giá trị kinh tế, giá đất trên dưới một triệu một m2 cũng ít người quan tâm. Sau khi FLC[BTH3] Sầm Sơn vận hành, giá đất tại đây tăng dần và đạt mức 2-4 triệu/m2 vào giữa năm 2015, đến 2019 đã tăng trên 16-20 triệu/m2.
Sau làn sóng Covid-19 thứ 2, mặc dù kinh tế và BĐS đều gặp khó khăn, thị trường địa ốc tại thành phố biển vẫn có nhịp độ giao dịch khả quan, hứa hẹn lấy lại đà phát triển tốt.
Phối cảnh tổng thể của Premier District và Sky Hotel đang làm giới địa ốc Sầm Sơn “dậy sóng” |
Đơn cử, phân khu mới Premier District thuộc giai đoạn II của quần thể FLC Sầm Sơn đã thu hút được sự quan tâm lớn của nhiều nhà đầu tư. Phân khu Premier District được ra mắt vào 9/2020, chỉ trong 2 tháng 70% căn shophouse tại phân khu giải trí - nghỉ dưỡng sôi động bậc nhất này đã tìm thấy chủ nhân.
Tổ hợp khách sạn biệt thự nghỉ dưỡng Sky Hotel tọa lạc tại mặt tiền đường Đại lộ Nam Sông Mã đang trong thời gian chuẩn bị ra mắt nhưng cũng đã đón nhận đông đảo sự quan tâm của các nhà đầu tư. Dự kiến, Sky Hotel sẽ được giới thiệu trong tuần 2 tháng 12/2020 tới.
Có thể nói, với sự tăng trưởng bứt phá về mặt du lịch, Sầm Sơn sẽ tiếp tục trở thành tâm điểm thu hút đầu tư BĐS nghỉ dưỡng, đặc biệt trong bối cảnh quỹ đất mặt biển ngày càng khan hiếm và nguồn cung phòng nghỉ cao cấp vẫn tại thành phố này vẫn đang hạn chế như hiện nay.
(Nguồn: FLC)