Theo ghi nhận, nhiều “cái tên mới nổi" đang thu hút đầu tư và làn sóng an cư như: Hậu Giang, Bến Tre, An Giang,.... 

Hơn 11 dự án hạ tầng với số vốn hàng trăm nghìn tỷ đồng

Tây Nam Bộ được đánh giá là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Là khu vực đóng góp lớn về sản lượng xuất khẩu gạo (95%), thuỷ sản (65%) và cây ăn trái (70%) so với cả nước. 

Vùng này còn dồi dào tiềm năng để phát triển kinh tế một cách toàn diện. Theo đó, bất động sản Tây Nam Bộ được đánh giá là nhiều nội lực để tăng trưởng, nhất là bất động sản hướng đến nhu cầu ở thực. 

Thời gian gần đây vùng đất “chín rồng" liên tục đón tin vui, “nút thắt" hạ tầng dần được khơi thông bởi các công trình giao thông hàng nghìn tỷ đồng. 

Đặc biệt, giai đoạn từ năm 2021 - 2026, Thủ tướng chính phủ đã huy động hơn 400.000 tỷ đồng đề hoàn thiện mạng lưới giao thông khu vực này, đặc biệt chú trọng phát triển cao tốc. 

Hạ tầng giao thông Tây Nam Bộ bứt phá, BĐS nhiều nơi “nương sóng" phát triển mạnh 

Theo kế hoạch đến năm 2026, Tây Nam Bộ sẽ có 6 tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 554km. Với 3 tuyến cao tốc trục dọc, 3 tuyến cao tốc trục ngang, hình thành mạng lưới giao thông đường bộ “siêu kết nối" giúp thúc đẩy giao thương, đẩy mạnh phát triển kinh tế và thu hút đầu tư. 

Theo kế hoạch, vùng này sẽ có thêm 3 cây cầu dây văng và siêu cảng Trần Đề (Sóc Trăng) quy mô 550ha với cầu cảng vượt biển dài 16km. Cùng với đó là dự án mở rộng sân bay quốc tế Cần Thơ lên thành thành phố sân bay quy mô hơn 10.000 ha nhằm thu hút lượt khách quốc tế và góp phần phát triển kinh tế xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp ĐBSCL. 

Thực tiễn cuộc sống đã đúc kết thành quy luật: Lộ thông, tài thông. Có thể thấy, trong tương lai, diện mạo của Tây Nam Bộ sẽ sớm được cải thiện ngoạn mục nhờ sự kết nối đồng bộ các phương thức vận tải, trở thành động lực phát triển kinh tế to lớn, tạo động lực lan tỏa thúc đẩy nhiều ngành nghề, lĩnh vực bứt phá, trong đó có bất động sản.

Bất động sản Bến Tre “vào guồng" tăng trưởng mới

Theo báo cáo từ batdongsan.com.vn, 5 tháng đầu năm 2023, nhờ lực đẩy hạ tầng, thị trường Tây Nam Bộ tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu lạc quan, điểm sáng tập trung tại các thị trường “mới nổi” như Hậu Giang, An Giang, Tiền Giang hay Bến Tre… 

Tuy nhiên, mỗi địa phương lại có phân khúc chủ đạo khác biệt. 

Làn sóng đầu tư BĐS Bến Tre “manh nha" xuất hiện khi: cầu Rạch Miễu 2 với số vốn gần 7.000 tỷ đồng nối hai bờ sông Tiền được khởi công; thông tin quy hoạch tuyến đường ven biển TP.HCM - Long An - Tiền Giang - Bến Tre - Sóc Trăng. Đoạn qua địa bàn tỉnh Bến Tre có chiều dài 53km, vốn đầu tư gần 30.000 tỷ đồng. 

Tuyến đường ven biển, tạo thế & đà cho BĐS Bến Tre tăng trưởng đột phát 

Theo các chuyên gia kinh tế, nếu khai thác tốt các lợi thế sẵn có tại địa phương, cộng hưởng với cú huých hạ tầng, Bến Tre sẽ nổi lên như vùng kinh tế mới của khu vực Tây Nam Bộ thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư. 

Nằm trọn trong khu đô thị Hưng Phú - KĐT kiểu mẫu đầu tiên tại thành phố Bến Tre, căn hộ cao cấp Fancy Tower thành công thu hút sự quan tâm của cả khách hàng mua ở thực và nhà đầu tư. 

Fancy Tower mang đến giá trị an cư trọn vẹn và cơ hội đầu tư tiên phong tại thành phố trẻ

Phát huy lợi thế trung tâm của trung tâm, Fancy Tower mang  không gian sống đẳng cấp, hiện đại, tiện nghi với hệ thống tiện ích hoàn thiện, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu “sinh sống - làm việc - tận hưởng cuộc sống”. 

Không chỉ được đánh giá cao về độ khan hiếm, tiềm năng đón đầu hạ tầng mà Fancy Tower còn ghi điểm với tiến độ xây dựng hoàn thiện của chủ đầu tư.. Được biết, dự án đã cất nóc vào tháng 12/2022, sẵn sàng bàn giao cho khách hàng vào cuối năm nay. 

Trong tương lai gần, sự góp mặt của các nhà đầu tư chiến lược cùng nhiều tiềm năng đón đầu hạ tầng, phát triển kinh tế toàn diện là lực đẩy quan trọng biến Bến Tre “điểm sáng” đắt giá thu hút làn sóng an cư & đầu tư trên thị trường địa ốc Tây Nam Bộ. 

Trần Hiệp