Làng Vịnh Mốc (xã Kim Thạch) là một làng quê nằm trên khu đồi đất đỏ sát bờ biển, cách thị trấn Hồ Xá của huyện Vĩnh Linh khoảng 14km về phía Đông, cách Cửa Tùng 6km về phía Bắc. Trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, Vịnh Mốc là tiền đồn của miền Bắc và cũng là điểm tập trung chi viện cho Cồn Cỏ, hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc.

W-dia dao vinh moc 3 1710467870.jpg
Cổng vào Di tích quốc gia đặc biệt - địa đạo Vịnh Mốc. Ảnh: QT

Theo Hiệp định Geneva năm 1954, Quảng Trị bị chia cắt làm đôi bởi vĩ tuyến 17. Từ năm 1965, đế quốc Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc Việt Nam bằng không lực, mảnh đất Vĩnh Linh phía Bắc sông Bến Hải trở thành túi bom, tuyến lửa.

W-Hình địa đạo (27).jpg
Những ngày tháng 7 lịch sử, rất đông người dân, du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm tại di tích này. Ảnh: QT

Từ thực tiễn lịch sử, hệ thống làng hầm - địa đạo ở Vĩnh Linh đã ra đời để người dân sống và chiến đấu trong hoàn cảnh mưa bom bão đạn. Hệ thống làng hầm này hình thành và phát triển ở khắp địa phương, trong đó địa đạo Vịnh Mốc được xem là công trình quân - dân sự tiêu biểu nhất.

W-Hình địa đạo (1).png
Theo ông Lê Minh Tuấn - Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Trị, công trình địa đạo Vịnh Mốc được bắt đầu xây dựng đầu năm 1965 và hoàn thành vào 18/2/1966. Ảnh: QT
W-Hình địa đạo (10).jpg
Địa đạo Vịnh Mốc là công trình được tạo dựng bằng sức lực và trí tuệ của quân dân Quảng Trị với khoảng 18.000 ngày công. Trong mưa bom bão đạn, họ đã đào và vận chuyển 6000m3 đất đá để hoàn thành công trình đặc biệt này. Ảnh: QT
W-Hình địa đạo (8).jpg
Để tránh mưa bom, bão đạn, địa đạo Vịnh Mốc được thiết kế có không gian sinh sống của người dân, kho vận vũ khí đạn dược - lương thực, nơi hoạt động của cơ quan của Đảng và chính quyền, quân sự, các công trình công cộng (hội trường, nhà hộ sinh, trạm phẫu thuật, trạm thông tin...). Toàn bộ hệ thống có 13 cửa ra vào (7 cửa thông ra biển, 6 cửa đi lên đồi). Ảnh: QT
W-Hình địa đạo (17).jpg
Để đảm bảo ăn ở và sinh hoạt cho hàng trăm con người, dọc theo hai bên đường hầm địa đạo Vịnh Mốc có xây dựng nhiều căn hộ. Ước tính mỗi căn hộ sẽ vừa đủ cho khoảng 3-4 người ở. Trong lòng của địa đạo Vịnh Mốc có 3 giếng nước, 1 hội trường cho 50 người, bệnh xá, phòng phẫu thuật, nhà hộ sinh, bếp Hoàng Cầm…Ảnh: QT
W-Hình địa đạo (20).jpg
Tổng cộng địa đạo có cấu trúc khoảng 3 tầng. Tầng 1 cách mặt đất từ 12-15m để làm nơi chiến đấu tạm thời. Tầng 2 sâu 18m là nơi sinh sống và sinh hoạt của người dân và trụ sở của bộ chỉ huy. Tầng 3 sâu 22m dùng làm kho chứa hậu cần. Ảnh: QT
W-Hình địa đạo (19).jpg
Hai bên trục đường chính cách nhau khoảng 3-5 m được khoét lõm thành một hầm nhỏ để làm nơi sinh hoạt của gia đình. Ảnh: QT

Chia sẻ với VietNamNet, chị Thanh Nhàn (một du khách đến từ TP Huế) cho biết, tranh thủ thời gian nghỉ hè, vợ chồng chị đưa con nhỏ tìm về các điểm di tích lịch sử để giúp con trải nghiệm và hiểu hơn những giai đoạn lịch sử đau thương nhưng hào hùng của dân tộc.

"Đi sâu vào địa đạo, chúng tôi cảm nhận được những khó khăn, vất vả kèm mất mát, đau thương của quân, dân ta trong các cuộc kháng chiến. Những hình ảnh về công việc, đời sống sinh hoạt của thế hệ trước được tái hiện trong lòng địa đạo thực sự khiến chúng ta xúc động", chị Nhàn chia sẻ.

W-Hình địa đạo (21).jpg
Hình ảnh tái hiện một bữa ăn của người dân dưới lòng địa đạo trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt. Ảnh: QT
W-Hình địa đạo (13).jpg
Các du khách nhí hứng thú khi được tiếp cận những thông tin lịch sử về Di tích quốc gia đặc biệt địa đạo Vịnh Mốc. Ảnh: QT
W-Hình địa đạo (14).jpg
Trong 2.000 ngày đêm tồn tại của "ngôi làng dưới lòng đất", có 17 em bé chào đời. Địa đạo Vịnh Mốc trở thành một biểu tượng cho sự hồi sinh diệu kỳ của những con người vùng đất thép Vĩnh Linh dưới làn mưa bom, bão đạn. Ảnh: QT
W-Hình địa đạo (3).jpg
W-Hình địa đạo (1).jpg
Kỷ vật chiến tranh - những tư liệu quý báu góp phần giáo dục và hun đúc tinh thần yêu nước, lòng uống nước nhớ nguồn của thế hệ trẻ. Ảnh: QT
W-Hình địa đạo (7).jpg
Với những giá trị lịch sử to lớn, địa đạo Vịnh Mốc đã được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia bởi Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Đến năm 2014, địa đạo được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: QT