Tính từ đầu năm, đã có 9 trường hợp tử vong, đều do virus cực độc EV71 (gây TCM thể nặng).
Thông tin được đưa ra tại buổi họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh TCM do Bộ Y tế tổ chức chiều 20/2 tại Hà Nội.
Cục Y tế dự phòng dự báo, trong năm 2012, khả năng bệnh TCM vẫn có những diễn biến phức tạp trên diện rộng do chưa có vaccine phòng bệnh, không có thuốc điều trị và các biện pháp phòng chống đặc hiệu.
Một bệnh nhi mắc bệnh TCM được điều trị. Ảnh: Minh Đức - TTO |
Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, có thể bệnh TCM hiện không chỉ do một loại virus gây ra, mà có khả năng đồng loạt nhiều loại virus đường ruột khác nhau nên dịch mới kéo dài như vậy.
Ông Hiển cũng cho biết: "Đối tượng mắc chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi do cơ thể chưa có kháng thể bảo vệ, chưa từng bị nhiễm bệnh trước đó".
Đáng chú ý, mới đầu năm nhưng diễn biến nhiều ca bệnh TCM phức tạp nên các cơ sở điều trị tuyến dưới đã không nắm bắt được và điều trị kịp thời. Nhiều trường hợp có biểu hiện lâm sàng rất đặc trưng của bệnh TCM nhưng kết quả thử test lại không dương tính. Ngược lại, có trường hợp chỉ có vài vết loét ở miệng, nhiều bác sĩ không nghĩ đến bệnh TCM nhưng lại cho kết quả dương tính với virus này.
TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cảnh báo, hiện nay nhiều ca mắc TCM có biến chứng viêm cơ tim - một biến chứng nguy hiểm, dẫn tới tử vong nhanh nếu không được sơ cấp cứu kịp thời.
Đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, bệnh tập trung chủ yếu ở khu vực phía nam với hơn 60% trường hợp mắc bệnh và 8 ca tử vong; còn lại là miền Bắc (khoảng 30%) và miền Trung.
Các biểu hiện của bệnh và cách phòng ngừa
Bệnh TCM là bệnh do siêu vi trùng gây ra. Sở dĩ gọi nôm na là bệnh TCM vì có biểu hiện chính là các mụn nước nổi ở vùng tay, chân và miệng.
Năm 2011, bệnh được phát hiện thêm tác nhân gây bệnh Enterovirus 71 (EV71), tác nhân này nguy hiểm có thể biến chứng não và tim gây tử vong cao và rất nhanh.
Siêu vi trùng gây bệnh có trong nước bọt, phân, bóng nước của trẻ bị bệnh. Chúng có thể bám vào bàn tay, sàn nhà, thức ăn, đồ chơi, dụng cụ ăn uống. Trẻ mắc bệnh TCM có thể nuốt phải thức ăn, khi ngậm đồ chơi chứa siêu vi trùng gây bệnh.
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và rất dễ lây, lây nhanh qua đường tiêu hóa ở trẻ cùng nhà, cùng nhà trẻ.
Biểu hiện: Các mụn nước có kích thước 1 - 10 mm màu xám, hình bầu dục, ở mông, cổ, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân và ở miệng, thường không đau, sau tự xẹp đi, từ 5 - 7 ngày đa số tự khỏi. Song nếu do tác nhân EV71 một số ca có biến chứng rất nguy hiểm và viêm não, viêm cơ tim...
Biến chứng não: không hôn mê sâu, khó nhận biết triệu chứng, khó ngủ, quấy khóc liên tục, giật mình lúc thức hay lúc thiu thiu ngủ. Ngoài ra, trẻ còn có biểu hiện hốt hoảng, nói lảm nhảm, chới với, run chi, co giật,...
Theo các chuyên gia, bệnh TCM lây trực tiếp từ người sang người. Đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh TCM, song có thể phòng ngừa bằng cách vệ sinh tốt môi trường sinh hoạt, vệ sinh ăn uống, vệ sinh cơ thể, đồ chơi của trẻ...
Hải Tâm (tổng hợp)
Đà Nẵng: Bùng phát bệnh tay chân miệng
Ngày 20/2, bác sĩ Nguyễn Tam Lãm, cho biết,
tính đến ngày 19/2 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã có 61 trường hợp bị
bệnh tay chân miệng, tăng rất nhiều so với tuần đầu tiên bùng phát dịch
này tại thời điểm năm 2011.
Một trẻ tử vong nghi bệnh tay chân miệng
Ngày 17/2, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Đà Nẵng cho biết vừa
có một học sinh trường mầm non tư thục tử vong với các triệu
chứng nghi do bệnh tay chân miệng gây ra.
Hoảng hồn với những bệnh lạ ở Việt Nam
Có những căn bệnh kỳ lạ xuất hiện gần đây mà y học
vẫn chưa tìm ra căn căn nguyên và phương pháp chữa trị gây hoang mang, lo lắng
trong cộng đồng.
|