Khát khao có tiếng trẻ thơ trong gia đình, các cặp vợ chồng hiếm muộn đã đi “cầu thai” với một niềm tin mù quáng. Bởi vậy, mới xảy ra những câu chuyện bi hài, nhiều sản phụ mang thai đến vài chục tháng vẫn… không chịu vượt cạn.
TIN BÀI KHÁC
Bào thai 23 tháng biết “nói chuyện”
Mang bào thai 23 tháng mà sản phụ vẫn chưa lâm bồn là “chuyện lạ có thật” gây xôn xao ở thành phố Thái Nguyên. Báo Pháp luật & thời đại cho biết, sản phụ này là chị Nguyễn Thị Minh (SN 1982) ở phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên.
Chị Minh là một trường hợp hiếm muộn về đường con cái, lấy chồng đã 8 năm nhưng chị chưa có con. Mặc dù đã chạy chữa bằng đủ mọi phương thuốc nhưng vợ chồng họ vẫn chưa có “tin vui”. Khi được mách một địa chỉ "xin" con, chị Minh cùng chồng đã khăn gói vào miền Nam để nuôi hi vọng. Một tuần sau khi đi, chị Minh thông báo đã có thai. Từ đó cho đến nay, mặc dù cái thai đã bước sang tháng 23 nhưng sản phụ này vẫn không có dấu hiệu chuẩn bị lâm bồn.
Tuy nhiên, chị Minh và người thân đều tin tưởng tuyệt đối rằng: “Con này là con ông Trời ban tặng cho”. Người dân ở đây còn lưu truyền tin đồn rằng bào thai trong bụng chị Minh có khả năng “giao tiếp”, “nói chuyện” tức là phản ứng lại các sự việc xung quanh bằng cách … đạp. Nếu đồng ý chuyện gì thì thai nhi sẽ đạp, còn không thì sẽ nằm im. Một điều lạ lùng nữa là một người hàng xóm của chị Minh cho biết: Chị Minh có mang nhưng kinh nguyệt vẫn đều hàng tháng”.
Đây không phải là trường hợp duy nhất, trước đó, tại nhiều làng quê ở Việt Nam vẫn xuất hiện rất nhiều những câu chuyện về các thai phụ có chửa mà không chịu… đẻ. Vì quá mong muốn có một đứa con nên nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn đã chấp nhận “vái tứ phương”, nghe lời của bạn bè, người thân họ cũng khăn gói đi “cầu thai”. Tuy nhiên, các sản phụ này sau khi “cầu được ước thấy” đã mang thai vài chục tháng trời mà chưa sinh nở dù bụng vẫn lùm lùm sau áo.
Có bầu mà không cần “làm chuyện ấy”?
Chỉ cần một cuộc điện thoại cũng có thể có bầu mà không cần “làm chuyện ấy” là câu chuyện kỳ bí làm xôn xao nhiều làng quê ở Nam Định. Chị Nguyễn Thị N., ở huyện Nghĩa Hưng, lấy chồng hơn chục năm trời cũng rơi vào bi kịch hiếm muộn đường con cái. Nghe lời mách bảo, vợ chồng chị cũng ôm hi vọng vào Nam để “xin con”. Kết quả là sau một thời gian “thành tâm thành ý”, bụng của N. bắt đầu to dần lên. Nhưng rồi, 9 tháng 10 ngày trôi qua, chị N. vẫn không có dấu hiệu chuyển dạ.
Chị N. lên Bệnh viện tỉnh Nam Định chụp chiếu, làm xét nghiệm, siêu âm. Bác sỹ điều trị cho N. bảo: “Bụng nhà chị chỉ có nước… đẻ ra gỗ thôi…” . Nhưng rồi lấy cớ về bàn bạc với gia đình, chị N. không đến bệnh viện nữa. Từ đó đến nay, “em bé” đã 24 tháng tuổi mà người phụ nữ này vẫn chưa chịu sinh con.
"Vượt cạn" nhưng không có thai nhi
Liên quan đến những câu chuyện về các sản phụ có bầu mà không có thai nhi, báo Thanh niên cũng từng dẫn một sự việc hết sức lạ lùng xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị. Đó là trường hợp một “sản phụ” nhập viện để vượt cạn nhưng lại không có thai nhi trong bụng.
Vào lúc 20 giờ 50 phút ngày 22/12/2009, “sản phụ” Nguyễn Thị L. (37 tuổi) ở xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Linh nhập viện để thực hiện thiên chức làm mẹ. Nhưng vào thời điểm chuẩn bị “lâm bồn”, kíp trực tá hỏa khi phát hiện chẳng hề có thai nhi nào trong bụng sản phụ cả. Khi nhận được kết quả cuối cùng là không có thai nhi, thì chị L. cùng gia đình mới vỡ òa trong thất vọng, đau khổ... Được biết, chị L. và chồng bị hiếm muộn con cái nên họ đã lặn lội vào tận một địa điểm gần TP. HCM để “cầu thai”. Từ ngày có bụng, theo sự chỉ đạo của “thầy”, chị L. không được đi khám thai, không được đi siêu âm chỉ được phép đến bệnh viện khi nào chuẩn bị sinh. Cũng như trường hợp chị Minh ở Thái Nguyên, điều kỳ quặc là trong thời gian mang thai, kinh nguyệt chị L. vẫn đều đặn.... Chị và người thân đã ôm một niềm tin mù quáng cho đến ngày nhập viện.
Tiến sỹ Lê Hoài Chương, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, từng khẳng định với báo VietNamNet: “Không thai nào sống sót qua tuần 44 - 45 trong bụng mẹ, huống hồ là thai vài chục tháng. Điều này hoàn toàn được chứng minh bằng khoa học và thực tế”. Trên báo Thanh niên, bác sĩ Dương Phương Mai, Trưởng khoa Kế hoạch hóa gia đình Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, cũng cho biết: “Trường hợp thai phụ mang thai đến 42 tuần tuổi là rất ít gặp. Nếu thai già (quá tháng so với tự nhiên), khi ấy bào thai sẽ bị suy dinh dưỡng, thai chết lưu, phải can thiệp, xử trí ngay, nếu không sẽ gây nguy hiểm cho thai phụ, thậm chí dẫn đến tử vong”.
Theo các bác sĩ, trong thực tế có xảy ra những trường hợp các bà vợ vì quá khát khao có con nên họ có biểu hiện của hiện tượng “thai nghén giả”. Tức là, họ cũng có những biểu hiện ốm nghén như buồn nôn, ngán thức ăn, và bụng to lên… nhưng thực chất đó là “nghén giả”. Cũng theo các chuyên gia y tế về sản khoa, các sản phụ có thai nên đi khám thai định kỳ và siêu âm trong khoảng ba tháng đầu tại các cơ sở y tế. Đây là cơ sở giúp xác định tuổi thai chính xác để can thiệp sớm, tránh xảy ra đáng tiếc.
Lê Ngọc (Tổng hợp)
TIN BÀI KHÁC
Lộ thân thế thật của Huỳnh Bích Phương
Thảm sát tiệm vàng, chưa dựng hiện trường lần 3
Bị lừa khám bệnh miễn phí, bay mất...77 triệu đồng!
Lần đầu tiên Chế Linh bật mí về cả 4 người vợ
Biệt thự triệu đô… không “sổ đỏ”
Chưa chẩn được bệnh cho cô gái hóa bà già
Thảm sát tiệm vàng, chưa dựng hiện trường lần 3
Bị lừa khám bệnh miễn phí, bay mất...77 triệu đồng!
Lần đầu tiên Chế Linh bật mí về cả 4 người vợ
Biệt thự triệu đô… không “sổ đỏ”
Chưa chẩn được bệnh cho cô gái hóa bà già
Bào thai 23 tháng biết “nói chuyện”
Mang bào thai 23 tháng mà sản phụ vẫn chưa lâm bồn là “chuyện lạ có thật” gây xôn xao ở thành phố Thái Nguyên. Báo Pháp luật & thời đại cho biết, sản phụ này là chị Nguyễn Thị Minh (SN 1982) ở phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên.
Chị Minh là một trường hợp hiếm muộn về đường con cái, lấy chồng đã 8 năm nhưng chị chưa có con. Mặc dù đã chạy chữa bằng đủ mọi phương thuốc nhưng vợ chồng họ vẫn chưa có “tin vui”. Khi được mách một địa chỉ "xin" con, chị Minh cùng chồng đã khăn gói vào miền Nam để nuôi hi vọng. Một tuần sau khi đi, chị Minh thông báo đã có thai. Từ đó cho đến nay, mặc dù cái thai đã bước sang tháng 23 nhưng sản phụ này vẫn không có dấu hiệu chuẩn bị lâm bồn.
Tuy nhiên, chị Minh và người thân đều tin tưởng tuyệt đối rằng: “Con này là con ông Trời ban tặng cho”. Người dân ở đây còn lưu truyền tin đồn rằng bào thai trong bụng chị Minh có khả năng “giao tiếp”, “nói chuyện” tức là phản ứng lại các sự việc xung quanh bằng cách … đạp. Nếu đồng ý chuyện gì thì thai nhi sẽ đạp, còn không thì sẽ nằm im. Một điều lạ lùng nữa là một người hàng xóm của chị Minh cho biết: Chị Minh có mang nhưng kinh nguyệt vẫn đều hàng tháng”.
Mang bào thai 23 tháng mà sản phụ vẫn chưa lâm bồn (Ảnh minh họa, Nguồn: bacsytructuyen.com) |
Đây không phải là trường hợp duy nhất, trước đó, tại nhiều làng quê ở Việt Nam vẫn xuất hiện rất nhiều những câu chuyện về các thai phụ có chửa mà không chịu… đẻ. Vì quá mong muốn có một đứa con nên nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn đã chấp nhận “vái tứ phương”, nghe lời của bạn bè, người thân họ cũng khăn gói đi “cầu thai”. Tuy nhiên, các sản phụ này sau khi “cầu được ước thấy” đã mang thai vài chục tháng trời mà chưa sinh nở dù bụng vẫn lùm lùm sau áo.
Có bầu mà không cần “làm chuyện ấy”?
Chỉ cần một cuộc điện thoại cũng có thể có bầu mà không cần “làm chuyện ấy” là câu chuyện kỳ bí làm xôn xao nhiều làng quê ở Nam Định. Chị Nguyễn Thị N., ở huyện Nghĩa Hưng, lấy chồng hơn chục năm trời cũng rơi vào bi kịch hiếm muộn đường con cái. Nghe lời mách bảo, vợ chồng chị cũng ôm hi vọng vào Nam để “xin con”. Kết quả là sau một thời gian “thành tâm thành ý”, bụng của N. bắt đầu to dần lên. Nhưng rồi, 9 tháng 10 ngày trôi qua, chị N. vẫn không có dấu hiệu chuyển dạ.
Chị N. lên Bệnh viện tỉnh Nam Định chụp chiếu, làm xét nghiệm, siêu âm. Bác sỹ điều trị cho N. bảo: “Bụng nhà chị chỉ có nước… đẻ ra gỗ thôi…” . Nhưng rồi lấy cớ về bàn bạc với gia đình, chị N. không đến bệnh viện nữa. Từ đó đến nay, “em bé” đã 24 tháng tuổi mà người phụ nữ này vẫn chưa chịu sinh con.
"Vượt cạn" nhưng không có thai nhi
Liên quan đến những câu chuyện về các sản phụ có bầu mà không có thai nhi, báo Thanh niên cũng từng dẫn một sự việc hết sức lạ lùng xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị. Đó là trường hợp một “sản phụ” nhập viện để vượt cạn nhưng lại không có thai nhi trong bụng.
Các sản phụ có thai nên đi khám thai định kỳ và siêu âm trong khoảng ba tháng đầu tại các cơ sở y tế (Ảnh minh họa, Nguồn: Suckhoedoisong.vn) |
Vào lúc 20 giờ 50 phút ngày 22/12/2009, “sản phụ” Nguyễn Thị L. (37 tuổi) ở xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Linh nhập viện để thực hiện thiên chức làm mẹ. Nhưng vào thời điểm chuẩn bị “lâm bồn”, kíp trực tá hỏa khi phát hiện chẳng hề có thai nhi nào trong bụng sản phụ cả. Khi nhận được kết quả cuối cùng là không có thai nhi, thì chị L. cùng gia đình mới vỡ òa trong thất vọng, đau khổ... Được biết, chị L. và chồng bị hiếm muộn con cái nên họ đã lặn lội vào tận một địa điểm gần TP. HCM để “cầu thai”. Từ ngày có bụng, theo sự chỉ đạo của “thầy”, chị L. không được đi khám thai, không được đi siêu âm chỉ được phép đến bệnh viện khi nào chuẩn bị sinh. Cũng như trường hợp chị Minh ở Thái Nguyên, điều kỳ quặc là trong thời gian mang thai, kinh nguyệt chị L. vẫn đều đặn.... Chị và người thân đã ôm một niềm tin mù quáng cho đến ngày nhập viện.
Tiến sỹ Lê Hoài Chương, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, từng khẳng định với báo VietNamNet: “Không thai nào sống sót qua tuần 44 - 45 trong bụng mẹ, huống hồ là thai vài chục tháng. Điều này hoàn toàn được chứng minh bằng khoa học và thực tế”. Trên báo Thanh niên, bác sĩ Dương Phương Mai, Trưởng khoa Kế hoạch hóa gia đình Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, cũng cho biết: “Trường hợp thai phụ mang thai đến 42 tuần tuổi là rất ít gặp. Nếu thai già (quá tháng so với tự nhiên), khi ấy bào thai sẽ bị suy dinh dưỡng, thai chết lưu, phải can thiệp, xử trí ngay, nếu không sẽ gây nguy hiểm cho thai phụ, thậm chí dẫn đến tử vong”.
Theo các bác sĩ, trong thực tế có xảy ra những trường hợp các bà vợ vì quá khát khao có con nên họ có biểu hiện của hiện tượng “thai nghén giả”. Tức là, họ cũng có những biểu hiện ốm nghén như buồn nôn, ngán thức ăn, và bụng to lên… nhưng thực chất đó là “nghén giả”. Cũng theo các chuyên gia y tế về sản khoa, các sản phụ có thai nên đi khám thai định kỳ và siêu âm trong khoảng ba tháng đầu tại các cơ sở y tế. Đây là cơ sở giúp xác định tuổi thai chính xác để can thiệp sớm, tránh xảy ra đáng tiếc.
Lê Ngọc (Tổng hợp)