Bắt đầu từ tháng 6, trò chơi "Bắt chữ" khi liên tục đứng đầu bảng xếp hạng ứng dụng Việt. "Bắt chữ" được phát triển dựa trên ý tưởng của chương trình nổi tiếng "Đuổi hình bắt chữ", theo đó, người chơi sẽ quan sát và đoán xem từ gì ẩn sau những hình ảnh vui nhộn và thú vị. Để vượt qua các câu hỏi, người chơi cần có vốn từ phong phú về cả về tiếng Việt và Hán Việt. Và cũng vì lý do đó mà không ít người thao thức đến mất ăn, mất ngủ chỉ vì...chưa giải được một câu đố!

Giao diện và cách chơi của “Bắt chữ” có phần nào tương tự trò chơi “4 Pics 1 Word” cũng từng “làm mưa làm gió” với hơn 100 triệu lượt người chơi trên toàn thế giới.

Hôm nay, GameSao xin giới thiệu bộ "bí kíp" có khả năng giúp bạn giải được gần như 99% các câu hỏi của tựa game hại não này. Đây là những bí kíp được tổng hợp từ những chia sẻ của các game thủ trên mạng xã hội, cũng như dựa vào chính trải nghiệm của người viết, sau khi vượt qua hết các câu hỏi của Bắt chữ (tính đến thời điểm hiện tại là hơn 700 câu).

Bí kíp 1: Suy nghĩ ngoài chiếc hộp (think out of the box):

 

Một trong những điều quan trọng đầu tiên khi chơi là phải biết suy nghĩ ra ngoài chiếc hộp - nghĩa là suy nghĩ vượt ra khỏi các logic thông thường. Đối với Bắt chữ, bạn cần nhớ rằng: những hình ảnh, kí hiệu bạn nhìn thấy hoàn toàn không có liên hệ về mặt ý nghĩa với đáp án. Và đáp án mà bạn phải trả lời khác xa hoàn toàn với các hình ảnh mà bạn nhìn thấy. Sự liên hệ duy nhất chỉ là về mặt..từ ngữ.


Ví dụ:


Đáp án của câu hỏi này là "Cơ bắp" hoàn toàn chẳng liên quan gì đến bộ bài hay bắp ngô cả, mà đơn giản chỉ là sự liên hệ về mặt từ vựng: bài Cơ + Bắp ngô = Cơ bắp.
Đây là quy tắc xuyên suốt, cũng chính là điểm cốt lõi làm nên sự thú vị của thể loại game này.

Bí kíp 2: Ghi nhớ các suy luận cơ bản:

Đối với "Bắt chữ" có 3 logic suy luận cơ bản thường xuyên được áp dụng để suy ra đáp án:

Logic 1:  Mỗi sự vật trong hình ảnh cung cấp cho ta một từ, chỉ việc gom các từ đó lại với nhau để được đáp án.
Ví dụ:


Nhìn trong hình này, có 2 sự vật đó là  Mặt trời có từ Hán Việt là "NHẬT", và con BÁO. Ghép lại, ta có ngay đáp án là "NHẬT BÁO". Cực kỳ đơn giản đúng ko, chỉ cần bạn nhanh tay một tí và biết cách ghép từ là bạn có thể trả lời đúng

Logic 2: Chú ý đến các hành động, các chỉ thị hoặc các trạng thái, số lượng của sự vật trong hình ảnh đưa ra.
Ví dụ 1:


Trong ví dụ này, hình ảnh bạn nhìn thấy đầu tiên là chiếc bao cao su, tuy nhiên, ngoài chiếc bao cao su ra, trong hình không còn vật gì khác. Điều này bắt buộc ta phải quan tâm đến hành động của sự vật trong hình. Ở đây, có thể thấy chiếc bao cao su đang nói, đang ra lệnh hay đúng hơn là đang QUÁT mắng. Từ điều này, ta có thể suy ra ngay đáp án cho câu hỏi này là "BAO QUÁT".

Ví dụ 2:


Trong ví dụ này, có thể thấy rất nhiều quả bóng, tuy nhiên với các quả bóng này chỉ cho ta duy nhất một từ đó là QUẢ BÓNG. Do đó, buộc ta phải suy nghĩ đến trạng thái, số lượng của sự vật. Và ở đây, nếu thực hiện phép đếm đơn giản ta sẽ thấy có 7 quả bóng. Số 7 phát âm có thể là BẢY hoặc BẨY (tùy vùng miền). Đến đây, ta có thể đoán được ngay đáp án câu hỏi này là "BÓNG BẨY"

Logic 3: Áp dụng với các câu hỏi dài

Với các ô chữ DÀI - có từ 10 chữ trở lên - dễ làm nản lòng các bạn. Nhưng hãy yên tâm vì nó còn  DỄ HƠN cả các ô chữ ngắn.
Thông thường các ô chữ dài là các THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, BIỂU NGỮ... nên bạn chỉ cần chọn ra một từ nhìn thấy ngay và luận theo từ đó. (Ở đây, bạn cần một chút hiểu biết về các câu thành ngữ, tục ngữ, biểu ngữ...thông dụng để có thể trả lời được câu hỏi).
Ví dụ:


Trong ví dụ này, chữ "Tốn" cộng với hình ảnh vải vóc, quần áo cho ta liên tưởng đến "tốn vải", kèm theo cô gái chân dài nữa, ta có thể liên tưởng ngay đến một câu thành ngữ rất quen thuộc "Dài lưng tốn vải". Đây cũng chính là đáp án của câu hỏi này. Thật dễ phải không?

Bí kíp 3: Áp dụng khi 2 bí kíp ở trên vô dụng

Khi bạn vặt óc suy nghĩ, lục lọi hết vốn từ vựng mình có mà vẫn không tài nào nghĩ ra được đáp án, thì cũng đừng vội nản lòng. Bởi lẽ, còn nhiều giải pháp cho bạn trong trường hợp này:


Gọi điện cho người thân:


Bắt chữ có chức năng là chia sẻ câu hỏi lên facebook để hỏi mọi người, và bản thân các câu hỏi cũng không giới hạn bạn về thời gian hay số lần thử. Do đó, nếu dính phải "hạt bí" thì bạn hãy chia sẻ lên facebook để bạn bè của mình trả lời giúp.

Bạn không phải xấu hổ trong trường hợp này bởi vì các câu hỏi của Bắt chữ không có độ khó tăng dần như logic thông thường của các game khác. Hơn nữa, một câu hỏi có thể khó với bạn, nhưng lại rất dễ đối với người khác và ngược lại. Một tín hiệu vui là gần như 99,99% các câu hỏi share lên facebook sẽ được bạn bè trả lời đúng trong vòng 5 phút kể từ khi được đưa lên. Một con số rất ấn tượng phải không? Bạn bè của bạn là những bộ óc vĩ đại đó.

 

Tìm đáp án trên mạng:

 

Hiện tại, trên nhiều trang web và diễn đàn, đáp án của Bắt chữ được chia sẻ rất nhiều. Tuy nhiên khi update lên version mới, Weplay đã chọn một giải pháp để làm khó người chơi là họ cho các câu hỏi được hiển thị một cách ngẫu nhiên, không theo thứ tự nữa. Do đó, các đáp án share trên mạng trở nên lộn xộn, và người chơi sẽ khó khăn hơn khi tìm được đáp án đúng cho câu hỏi của mình.

 

Giải pháp cuối cùng:

 

"Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách" - đây là câu nói nổi tiếng của Tôn Ngộ Không trong "Tây Du Ký". Khi bạn đã thử mọi cách, mọi bí kíp, mọi sự trợ giúp mà vẫn không tài nào giải được câu đố, thì giải pháp bây giờ là "get rid of it". Hãy gỡ bỏ trò chơi khỏi thiết bị di động của mình và dành thời gian cho các công việc khác quan trọng hơn.

 


Cú Vọ