Vừa qua Tổng thầu Trung Quốc đề nghị phía Việt Nam chi thêm 50 triệu USD (khoảng 1.000 tỷ đồng) để chạy thử đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Bí thư suy nghĩ về việc này như thế nào?
 
Chủ đầu tư dự án là Bộ GTVT và đó là trao đổi giữa Tổng thầu Trung Quốc và Bộ GTVT.

{keywords}
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ

Bí thư có thể cho biết, hiện nay tiến độ đánh giá an toàn của dự án ra sao?
 
Có 13 chứng chỉ an toàn thì dự án đã đạt được 12, chứng chỉ cuối cùng phải chờ dự án chạy thực tế thì mới đánh giá được. Dự án phải chạy được thì tư vấn Pháp họ mới có thể thực hiện đánh giá.
 
Vậy vướng mắc lớn nhất của dự án này là gì, thưa Bí thư?
 
Vướng mắc lớn nhất là thiếu các chuyên gia phía Tổng thầu Trung Quốc tại Việt Nam do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đây là vướng mắc không chỉ của riêng dự án này mà của tất cả các dự án có chuyên gia nước ngoài làm việc.
 
Khi các chuyên gia sang, Hà Nội sẽ bố trí nơi cách ly tập trung theo đúng quy định, hết thời gian cách ly nếu kết quả kiểm tra dịch tễ tốt thì các chuyên gia sẽ trở lại làm việc bình thường.
 
Phải chăng vấn đề về vốn cũng là một vướng mắc?
 
Đúng hơn là vướng mắc về cơ chế thanh toán và liên quan tới việc thực hiện kết luận kiểm toán dự án. Cơ chế tài chính giao cho dự án như thế nào hiện nhiều điểm cơ quan kiểm toán vẫn chưa kết luận dứt khoát.
 
Vậy vai trò của Hà Nội đối với dự án này như thế nào?
 
Bộ GTVT là chủ đầu tư dự án, Hà Nội sẽ tiếp nhận và vận hành dự án. Sau này, tất cả vốn đầu tư, nợ nần của dự án là Hà Nội tiếp nhận và có nghĩa vụ trả nợ.
 
Hà Nội có một Tổng Công ty đường sắt, đơn vị này sẽ phải đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và vận hành dự án. Tuy nhiên, do dự án chậm tiến độ nên để càng lâu thì giữ chân được đội ngũ lao động này cũng rất khó khăn.
 
Dự án khai thác sớm được ngày nào thì tốt cho Hà Nội ngày đó, vì thế Hà Nội, Thành ủy Hà Nội đã làm việc với Bộ GTVT, lập Tổ công tác liên ngày để gỡ vướng dự án. Lãnh đạo Tổ công tác phía Bộ GTVT là Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông và Hà Nội là Phó Chủ tịch Nguyễn Thế Hùng.
 
Tổ công tác sẽ trình phương án tổng thể lên Bộ GTVT, việc gì liên quan tới Hà Nội thì Hà Nội sẽ giải quyết, việc gì vượt thẩm quyền sẽ trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
 
Một vấn đề người dân quan tâm là mốc thời gian cụ thể nào dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông phải hoàn thành và đưa vào vận hành, khai thác, thưa ông?
 
Thủ tướng giao Bộ GTVT phấn đấu đưa dự án vào vận hành trong năm 2020. Hà Nội mong muốn dự án hoàn thành, khai thác càng sớm càng tốt và trước tháng 10 càng tốt. Hiện Tổ công tác giữa Bộ GTVT và Hà Nội chưa có báo cáo cuối cùng về tiến độ dự án này.
 
Có một vướng mắc nữa được Bộ GTVT đưa ra là hiện công việc dự án còn rất nhiều nhưng do dịch bệnh mới chỉ có 4 nhân sự của Tổng thầu Trung Quốc có mặt tại dự án. Hà Nội đã gửi văn bản tới Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an để làm thủ tục cho 150 nhân sự của Tổng thầu Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam, vậy khi nào thì họ có mặt tại Việt Nam?  
 
Hà Nội đã làm các thủ tục cần thiết, nhưng hiện chưa có thông tin cuối cùng về việc này.
 
Sắp tới Hà Nội sẽ triển khai một số dự án đường sắt đô thị, trong khi các dự án hiện tại đều đang chậm, vậy Hà Nội sẽ làm gì để tránh những vấn đề tương tự?
 
Tôi cho rằng lúc này nói về việc đầu tư các dự án khác quá sớm, cần tập trung để hoàn thành Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Theo kinh nghiệm, tôi nghĩ cốt lõi là phải chuẩn bị đầu tư hết sức kỹ lưỡng thì triển khai mới thông suốt và hiệu quả được.  

ĐB Đỗ Văn Sinh, ủy viên Thường trực UB Kinh tế cho rằng, tồn tại của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là chuyện thực sự rất đáng buồn. "Nếu trên thế giới, một việc xảy ra thì tư lệnh ngành ít nhất phải chịu trách nhiệm chính trị, người ta xin từ chức ngay. Còn mình có đâu. Cái đó gọi là văn hoá, chúng ta phải xem lại", ĐB nhấn mạnh.

Theo ông Sinh, cần phải xem xét tất cả những người liên quan đến vấn đề đó chậm trễ của dự án này và phải xem trách nhiệm của ai, tổ chức nào, đến đâu. Nhưng vấn đề khó là dự án này đã qua 2 đời rồi, các ông đã nghỉ hết cả rồi.

ĐB cho rằng, đến một lúc nào đó cần thiết, QH tiến hành giám sát vấn đề này, không phải dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông mà cả một số dự án đã gây ra bức xúc trong xã hội thì cũng cần thiết để minh bạch.

Để từ đó, rà soát lại xem vướng mắc do nguyên nhân từ đâu, có phải do pháp luật không? Nếu từ pháp luật thì QH phải xem xét để sửa luật hoặc; nếu do tổ chức thực hiện thì cũng phải kiến nghị sang để các cấp để tổ chức thực hiện tốt hơn.

Thu Hằng - Hồng Nhì

Bộ trưởng Tô Lâm: Cảnh sát cơ động kỵ binh có thể sử dụng trong lễ tân nhà nước

Bộ trưởng Tô Lâm: Cảnh sát cơ động kỵ binh có thể sử dụng trong lễ tân nhà nước

Đại tướng Tô Lâm cho biết, Cảnh sát cơ động kỵ binh sẽ phục vụ bất kể công việc gì, thậm chí là sử dụng trong lễ tân nhà nước, nghi thức quốc gia.