Bia là thức uống được tiêu thụ nhiều nhất, đứng thứ ba trên thế giới sau nước lọc và trà. Thế giới về bia cũng tương tự như thế giới của con người chúng ta, bao gồm những quan hệ liên kết đơn giản đến phức tạp.

Bia luôn là nguồn cảm hứng, tác động và ảnh hưởng đến con người hàng ngàn năm nay. Công việc ủ bia được xem là cuộc “hôn phối” giữa khoa học và nghệ thuật, trong đó chất lượng bia chính là chìa khóa quyết định cho “bộ đôi” này.

Bia được hình thành từ khi nào?

Công việc ủ bia đã được thực hiện vào khoảng thời gian 6,000 năm trước công nguyên. Những minh chứng khảo cổ cho thấy từ các nền văn minh Ai Cập cổ đại và văn minh Lưỡng Hà, con người đã bắt đầu biết ủ bia. Trong suốt 8,000 năm ở mọi nền văn minh nhân loại, bia vẫn luôn đóng vai trò chính yếu. Các nền văn minh Babylon, Assyria, Ai Cập, Hebrews, Châu Phi, Trung Hoa, Incas, Teutons, Saxon và các bộ lạc khác đều đã khám phá ra bia bằng những phương thức khác nhau.

{keywords}

Người ta thậm chí đặt cả tên khoa học cho việc nghiên cứu về bia và quá trình nấu bia, đó là zythology. Tên gọi này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “zythos” (bia) và “logos” (nghiên cứu). Những người nghiên cứu bia là những người vô cùng thành thạo và có thể chia sẻ nhiều sự thật thú vị về loại thức uống vô cùng tinh tế và cũng không kém phần phức tạp này từ những nguyên liệu đến vai trò của chúng trong quá trình ủ.

Thế giới bia với nhiều bí mật thú vị luôn là đề tài mới lạ để các chuyên gia nghiên cứu bia khám phá mỗi ngày.

Bất ngờ thú vị từ các nguyên liệu “thô” đơn giản để tạo ra bia

Tùy vào vị trí địa lý, những nguyên liệu chính của quá trình nấu bia gồm: ngũ cốc ủ mạch nha, lúa mạch, lúa mỳ hoặc lúa mạch đen.

Mạch nha được tạo ra bằng cách rang khô trong lò những hạt ngũ cốc nảy mầm. Tùy vào thời gian rang mà mạch nha sẽ có màu đậm nhạt khác nhau và màu sắc ấy sẽ ảnh hưởng đến màu cũng như hương vị của bia. Chuyên gia ủ bia sẽ là người đi chọn mua mạch nha vì đây là công đoạn quan trọng để trong quá trình chọn lựa nguyên liệu tốt để ủ bia.

Tại Việt Nam, hầu hết các loại bia đều được tạo ra bởi mạch nha được nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau.

Quá trình ủ bia - Cuộc hôn phối hài hòa giữa khoa học và nghệ thuật

Quá trình ủ bia chính là minh chứng hoàn hảo cho sự kết hợp hài hòa giữa bộ đôi khoa học và nghệ thuật. Dù có rất nhiều kiến thức khoa học hỗ trợ việc kiểm soát và đo lường chính xác thành phần nguyên liệu khi ủ bia, chỉ duy nhất quy trình sản xuất hầu như không thay đổi trong hàng ngàn năm qua với 4 giai đoạn: nấu bia, lên men, lọc và đóng chai.

{keywords}

Các chuyên gia ủ bia phải nếm, kiểm tra và phân tích từng mẫu nguyên liệu để xác định thành quả sẽ đạt được sau khi ủ. Công việc của một chuyên gia ủ bia là kiểm tra và giám sát từng công đoạn một để đảm bảo chất lượng và hương vị bia đạt chuẩn nhất.

Quá trình lên men nhằm đảm bảo loại bỏ các loại vi khuẩn và tác nhân gây hại xuất hiện trong điều kiện thời tiết thay đổi hay trong quá trình vận chuyển.

Chất lượng bia, yếu tố then chốt

Diệt khuẩn là giai đoạn làm nóng và làm lạnh ngay lập tức các thành phẩm bia đã được đóng chai nhằm loại bỏ vi khuẩn gây hại. Các thiết bị đóng gói bao gồm dây chuyền vào chai, đóng nắp và xếp chai vào thùng (két) đều được kiểm tra gắt gao dù dây chuyền sản xuất luôn được tiệt trùng.

Tất cả các doanh nghiệp sản xuất bia tại Việt Nam đều tuân theo quy luật kiểm tra chất lượng quốc tế và đảm bảo rằng chỉ có sản phẩm bia đạt chuẩn quốc tế được xuất xưởng.

Nhận xét về tiêu chuẩn chất lượng bia của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam, ông Chu Quốc Lập, nguyên Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y Tế cho biết: “Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường, các doanh nghiệp sản xuất bia Việt Nam được đòi hỏi phải đáp ứng tiêu chuẩn an toàn và tiêu chí chất lượng của thành phẩm được quy định bởi hệ thống quản lý chất lượng, nhằm thỏa mãn những quy định về an toàn thực phẩm được phê chuẩn bởi chính phủ. Tôi tin rằng các doanh nghiệp sản xuất bia tại Việt Nam có thể làm ra các mẻ bia sánh bằng với bất kì loại bia quốc tế nào trên khắp thế giới được sản xuất bằng dây chuyền kĩ thuật công nghệ tân tiến.”

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp Hội Bia - Rượu - Nước Giải khát nhận xét: “Việt Nam là một thị trường bia đầy tiềm năng, thu hút nhiều vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiện nay chúng tôi có những công ty quốc tế tiến hành ủ bia ngay tại Việt Nam với tiêu chuẩn chất lượng được đặt ngang bằng với các sản phẩm bia mà họ sản xuất ở nước ngoài. Và các nhà máy sản xuất ấy cũng tuân thủ theo những tiến trình nghiêm ngặt nhằm đảm bảo rằng người tiêu dùng Việt Nam luôn được thưởng thức những mẻ bia chất lượng nhất.”

Có thể nói, nếu quá trình ủ bia là một cuộc “hôn phối” hài hòa giữa khoa học và nghệ thuật, thì chất lượng của bia thành phẩm chính là tình yêu lâu dài kết nối người tiêu dùng. Với hệ thống kiểm soát chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, nhà sản xuất bia luôn đảm bảo rằng người tiêu dùng sẽ được trải nghiệm một sản phẩm bia tuyệt hảo nhất.

PV