Mặc dù đã có sự cảnh báo của UBND huyện Sa Pa, Lào Cai về tác hại của “Chè Nhật Sa Pa”, dạo qua các quầy bán thuốc đông y ở chợ Sa Pa những ngày gần đây, vẫn thấy “Cỏ ngọt Sa Pa”, một cách gọi khác của “Chè Nhật” bày bán vô tư với giá 50.000 đồng/gói.
TIN BÀI KHÁC
Bé trai chết vì bay như siêu nhân
Đến lượt 'ông lớn' Honda bị nghi 'gian lận' thuế
Đẳng cấp "bướm đêm" Hà thành xác định bến đỗ
Trang Nhung khóc sụt sùi vì mất 300 triệu
Đến lượt 'ông lớn' Honda bị nghi 'gian lận' thuế
Đẳng cấp "bướm đêm" Hà thành xác định bến đỗ
Trang Nhung khóc sụt sùi vì mất 300 triệu
Các gói “Chè ngọt Sa Pa” kể trên đều có dán nhãn mác in sơ sài giới thiệu về
công dụng của chè ngọt là chống bệnh tiểu đường, huyết áp cao... nhưng lại không
ghi địa chỉ nhà sản xuất và cơ sở kinh doanh dược liệu theo quy định của ngành y
tế và cơ quan quản lý thị trường.
Nhập nhèm “Chè Nhật”- “Cỏ ngọt Sa Pa” đánh lừa người tiêu dùng |
Trước đó, UBND huyện Sa Pa đã nhiều lần ra văn bản cấm các cơ sở kinh doanh đông
nam dược không được buôn bán chè Nhật trồng tại Sa Pa do tác hại khôn lường của
loại chè. Tuy nhiên, đã có không ít người hám lợi tìm cách né quy định cấm kinh
doanh chè Nhật bằng cách nhập nhèm gọi là “Cỏ ngọt Sa Pa” để đánh lừa người sử
dụng, nhất là khách du lịch khi tới Sa Pa tìm mua dược liệu quý hiếm làm quà
tặng.
Bên cạnh việc tuyên truyền phổ biến cho nhân dân biết tác hại của cây chè Nhật để từ năm 2012 chuyển hướng gieo trồng thay thế bằng các loại cây trồng khác phù hợp với đồng đất Sa Pa.
Bên cạnh việc tuyên truyền phổ biến cho nhân dân biết tác hại của cây chè Nhật để từ năm 2012 chuyển hướng gieo trồng thay thế bằng các loại cây trồng khác phù hợp với đồng đất Sa Pa.
UBND huyện Sa Pa yêu cầu nếu từ nay đến cuối năm 2011, các hộ còn sản phẩm chè
Nhật phải bán cho một công ty ở Hà Nội chế xuất thành sản phẩm phục vụ công
nghiệp, nghiêm cấm mua bán sản phẩm chè Nhật với tên gọi là “Chè ngọt Sa Pa”,
khuyến cáo khách du lịch phân biệt cây chè ngọt với chè Nhật khi mua sản phẩm
dược liệu để tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.
Từ năm 2007, Viện Dược liệu Trung ương đã có công văn phúc đáp về tác dụng
của cây trà Nhật. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Dược liệu Trung ương xác định
độc tính cấp của dịch chiết lá trà Nhật là LD50 = 37,5g/kg cân nặng chuột (đường
uống). Trị số LD50 xác định được cho thấy lá trà có độc tính khá cao.
Viện Dược liệu Trung ương đã đề nghị nghiêm cấm việc lưu hành sản phẩm này trên thị trường. Trong các năm qua, UBND huyện Sa Pa đã có nhiều văn bản yêu cầu các hộ gia đình ở huyện không được trồng, chế biến và không được bán ra thị trường sản phẩm “trà Nhật” vì gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Lãnh đạo UBND huyện cũng đã chỉ đạo Phòng Y Tế và các cơ quan chức năng của huyện tăng cường kiểm tra, xử lý tiêu hủy sản phẩm “trà Nhật”.
|
(Theo Báo Lào Cai)