Theo đó, quyết định do Phó chủ tịch thường trực Mai Hùng Dũng ký phê duyệt sơ đồ tổng thể Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương như sau:
Kiến trúc gồm 07 thành phần: Người sử dụng là các tác nhân tham gia sử dụng dịch vụ Chính quyền điện tử, bao gồm người dân, doanh nghiệp, lãnh đạo tỉnh, các cán bộ công nhân viên chức của các sở, ban, ngành, các đơn vị hành chính của tỉnh và các tổ chức, cá nhân liên quan; kênh giao tiếp là các kênh triển khai dịch vụ qua hệ thống Chính quyền điện tử; dữ liệu và ứng dụng; kỹ thuật - công nghệ; an toàn thông tin; chỉ đạo, chính sách và các hệ thống ngoài.
Các thành phần trong Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương được triển khai theo lộ trình ưu tiên qua 02 giai đoạn:
Giai đoạn 2020 – 2022: Hoàn thiện các nền tảng phục vụ triển khai Chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin để tăng cường cải cách hành chính và nâng cao mức độ hài lòng của công dân, doanh nghiệp đối với Chính quyền tỉnh Bình Dương.
Giai đoạn 2023 – 2025: Phát triển hoàn thiện các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu để phục vụ xử lý nghiệp vụ của các cơ quan nhà nước tỉnh Bình Dương trên mọi lĩnh vực trên cơ sở ứng dụng các sản phẩm, giải pháp công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời, nâng cao hiệu quả, tính minh bạch trong việc cung cấp các dịch vụ phục vụ các tổ chức, công dân, doanh nghiệp.
Cửu Long