Sáng nay, Bộ GTVT đã giới thiệu công nghệ sửa chữa mặt cầu Thăng Long (Hà Nội).

GS Trần Đức Nhiệm, trường ĐH Giao thông vận tải, phụ trách tư vấn dự án cho biết, nguyên nhân hư hỏng mặt cấu Thăng Long là do mật độ xe lớn, kết cấu cầu  bản thép tương đối mỏng, bản mặt cầu chịu kéo theo cả phương dọc và ngang bị võng cục bộ.

{keywords}
Bộ GTVT cam kết sửa mặt cầu Thăng Long 10 năm mới hỏng

Trong khi chất lượng lớp phủ mặt cầu bê tông Asphalt không đáp ứng được yêu cầu chịu tải; dính bám giữa lớp phủ mặt cầu với mặt cầu thép kém, nhiều vị trí không có dính bám, lớp phủ rộng, đọng nước...

Để sửa chữa tổng thể, lâu dài mặt cầu, sẽ phải cải tạo mặt cầu bản thép trực hướng hiện tại thành mặt cầu liên hiệp nhẹ.

Việc kết dính giữa bản mặt thép với bê tông siêu tính năng được liên kết giữa bản mặt thép hiện tại và bê tông siêu tính năng bằng đinh neo chống cắt tiêu chuẩn.

Sau đó sẽ thảm một lớp bê tông nhựa Polymer trên lớp tạo nhám và dính bám.

Cục trưởng Quản lý xây dựng (Tổng cục Đường bộ VN) Nguyễn Trung Sỹ cho biết, công nghệ sửa chữa mặt cầu Thăng Long lần này được áp dụng ở nhiều nước như: Hà Lan, Bỉ, Đức, Pháp, Mỹ, Trung Quốc - đây là dự án có độ khó, phức tạp.

Việc  sử dụng đinh neo để neo bản mặt thép với lớp bê tông tính năng siêu cao (UHPC) có cường độ chịu nén lên đến 120 - 150 Mpa phía trên, cường độ này gấp 3 - 4 lần bên tông thông thường.

Tổng cục Đường bộ VN cho rằng, việc sửa chữa cầu Thăng Long lần này sẽ thành công với tuổi thọ trên 10 năm.

Cầu Thăng Long sửa chữa, người dân muốn ra vào Hà Nội đi đường nào?

Cầu Thăng Long sửa chữa, người dân muốn ra vào Hà Nội đi đường nào?

Các tuyến xe khách, xe buýt, xe tải sẽ không được qua cầu Thăng Long, còn xe máy và xe thô sơ vẫn được lưu thông bình thường.

Vũ Điệp