Trong khi chưa có kết luận về việc thí điểm tập đoàn cũng như khung pháp lý về mô hình quản lý tập đoàn thì việc trả lại quyền quản lý các tập đoàn, tổng công ty nhà nước về Bộ chủ quản liệu có là lối thoát cho các "quả đấm thép”?
Tập đoàn Vinashin sẽ thành tổng công ty?
Tập đoàn: ‘Dấu ấn’ thí điểm và đặc thù
TS. Alan Phan lý giải 'cái chết' của các tập đoàn
Giải tán hai tập đoàn: Ồn ào chuyện hợp - tan
Tập đoàn: ‘Dấu ấn’ thí điểm và đặc thù
TS. Alan Phan lý giải 'cái chết' của các tập đoàn
Giải tán hai tập đoàn: Ồn ào chuyện hợp - tan
Quay đầu về núi
Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 10, khi nói về quản lý các tập đoàn tổng công ty nhà nước, Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam cho biết, tháng 11 tới sẽ có nghị định cụ thể hóa quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Thủ tướng Chính phủ chỉ quản lý một số tập đoàn kinh tế, phần còn lại giao cho các bộ chuyên ngành, UBND cấp tỉnh quản lý.
Trước đó, ngày 2/10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1428 kết thúc thí điểm Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam (VNIC) thường được gọi là Tập đoàn Sông Đà và Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD). Thủ tướng cũng giao Bộ trưởng Bộ Xây dựng thành lập Tổng công ty Sông Đà và Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị trên cơ sở tổ chức lại các công ty mẹ và các đơn vị thành viên của hai tập đoàn nói trên.
Như vậy, sau nhiều thử nghiệm, tìm kiếm mô hình, việc quản lý các DNNN, nhất là ở các tổng công ty và tập đoàn đang quay về các bộ. Đây chính là mô hình bộ chủ quản DN đã có từ lâu và được cho là phải thay đổi trong quá trình đổi mới DNNN. Với diễn biến ngày càng phức tạp của thị trường, nạn tham ô tham nhũng chưa được khống chế hiệu quả thì có làm nảy sinh lo ngại và bất cập khi quay lại của mô hình cũ?
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nói: Trả quyền quản lý tập đoàn từ tay Thủ tướng về Bộ chủ quản là chúng ta trở lại mô hình quản lý của những năm… 1995. Nhưng tôi cho rằng, không nên bàn về mô hình quản lý cũ này ra sao, mà cần xem xét làm sao, hướng nào để cách thức quản lý này phát huy được tác dụng đối với thời kỳ mới.
Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 10, khi nói về quản lý các tập đoàn tổng công ty nhà nước, Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam cho biết, tháng 11 tới sẽ có nghị định cụ thể hóa quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Thủ tướng Chính phủ chỉ quản lý một số tập đoàn kinh tế, phần còn lại giao cho các bộ chuyên ngành, UBND cấp tỉnh quản lý.
Trước đó, ngày 2/10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1428 kết thúc thí điểm Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam (VNIC) thường được gọi là Tập đoàn Sông Đà và Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD). Thủ tướng cũng giao Bộ trưởng Bộ Xây dựng thành lập Tổng công ty Sông Đà và Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị trên cơ sở tổ chức lại các công ty mẹ và các đơn vị thành viên của hai tập đoàn nói trên.
Như vậy, sau nhiều thử nghiệm, tìm kiếm mô hình, việc quản lý các DNNN, nhất là ở các tổng công ty và tập đoàn đang quay về các bộ. Đây chính là mô hình bộ chủ quản DN đã có từ lâu và được cho là phải thay đổi trong quá trình đổi mới DNNN. Với diễn biến ngày càng phức tạp của thị trường, nạn tham ô tham nhũng chưa được khống chế hiệu quả thì có làm nảy sinh lo ngại và bất cập khi quay lại của mô hình cũ?
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nói: Trả quyền quản lý tập đoàn từ tay Thủ tướng về Bộ chủ quản là chúng ta trở lại mô hình quản lý của những năm… 1995. Nhưng tôi cho rằng, không nên bàn về mô hình quản lý cũ này ra sao, mà cần xem xét làm sao, hướng nào để cách thức quản lý này phát huy được tác dụng đối với thời kỳ mới.
Tàu Pioneer của Công ty Vận tải biển Container Vinalines |
Chúng ta chưa có khung pháp lý thực sự để trao quyền quản lý cho Bộ chủ quản. Chúng ta xác định cần chấm dứt mô hình tập đoàn nhưng lại chưa có kết luận về việc thí điểm mô hình tập đoàn là thành công hay thất bại. Do vậy, khi chưa có kết luận tốt, xấu từ mô hình thì việc chuyển việc quản lý các DNNN từ nơi này sang nơi khác cũng là như nhau. Ai đảm bảo rằng, Bộ chủ quản sẽ quản lý tập đoàn tốt hơn?
Vận hành theo cơ chế thị trường
Như vậy, có thể hình dung, trong cuộc cải cách, sắp xếp lại khối DNNN sắp tới, ngoài một số tập đoàn kinh tế lớn trong các lĩnh vực đặc biệt quan trọng: dầu khí, xăng dầu, điện lực… sẽ vẫn do Thủ tướng Chính phủ quản lý thì một số tập đoàn lớn khác sẽ phải tổ chức lại, thậm chí giải thể.
Ở một góc nhìn khác, TS Nguyễn Quang A khẳng định: Cả cơ chế Bộ chủ quản lẫn cơ chế Thủ tướng chủ quản đều không hữu hiệu. Vẫn là cơ quan hành pháp đi làm kinh tế. DN hoạt động sẽ không hiệu quả nếu không đối mặt với cạnh tranh, và luôn được ưu ái về vốn, về tín dụng, đất đai, khi khó khăn lại được cứu giúp.
Rõ ràng, trong bối cảnh hội nhập, kinh tế thị trường, đã là DN thì phải hoạt động theo cơ chế DN. Không thể dùng quyền lực của Nhà nước để can thiệp như vừa rồi. Còn ai là chủ, Thủ tướng, hay bộ, ngành hay hoặc có thể là một ai đi nữa thì những cơ quan đại diện cho chủ sở hữu ấy cũng phải vận hành theo "tư cách ông chủ”.
Chính phủ đưa ra yêu cầu tái cơ cấu toàn diện và tổ chức lại một số tập đoàn với việc "rà soát và có phương án tổ chức lại các tập đoàn, tổng công ty cho phù hợp thực trạng, thị trường, năng lực quản trị, tài chính và yêu cầu nhiệm vụ để nâng cao hiệu quả”. Yêu cầu mới, song cách làm không mới, khung pháp lý chưa rõ thì các tập đoàn có mạnh hay không vẫn là điều khó nói.
TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách, tiền tệ quốc gia trong hội nghị "Diên Hồng” do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức mới đây, nói: Phải đưa tập đoàn, DNNN ra thị trường và bắt nó cạnh tranh thay vì việc o bế ưu ái cho nó dưới hình thức này, hình thức kia.
(Theo Đại Đoàn Kết)