Theo Bộ TN-MT, Việt Nam hiện có 9 khu dự trữ sinh quyền (DTSQ) được Chương trình con người và sinh quyển thế giới (MAB - UNESCO) công nhận, thuộc cả vùng đồng bằng, miền núi, ven biển và hải đảo.

Tổng diện tích của 9 khu DTSQ của Việt Nam là hơn 4 triệu ha, chiếm 12,1% diện tích tự nhiên của cả nước. Đây cũng là nơi sinh sống của khoảng 1,78 triệu người. Diện tích vùng lõi chiếm 11% tổng diện tích của các khu DTSQ (khoảng 450.000ha), là nơi tập trung đa dạng sinh học cao, gồm nhiều các dịch vụ hệ sinh thái.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Công Thành điều hành họp báo thường kỳ

Theo Bộ TN-MT, khu DTSQ của Việt Nam chịu sự quản lý của rất nhiều cơ quan khác nhau. Vùng lõi (Vườn quốc gia, Khu bảo tồn) được quản lý trực tiếp theo ngạch dọc của các Bộ chuyên ngành (Bộ NN-PTNT; TN-MT, VH-TTDL).

Ngoài ra, các khu DTSQ thành lập các BQL và các bộ phận hỗ trợ, đối với khu DTSQ nằm trong ranh giới 1 tỉnh sẽ do tỉnh phê duyệt quyết định thành lập BQL; nếu liên tỉnh sẽ do UBQG UNESCO Việt Nam thành lập.

BQL thực hiện nhiệm vụ tham mưu giúp UBND tỉnh/thành phố quản lý theo các quy định của pháp luật Việt Nam và theo hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp cụ của cơ quan chuyên sâu.

Bộ TN-MT cho biết, về cơ cấu tổ chức, các BQL khu DTSQ hiện chưa có mô hình tổ chức thống nhất. Mỗi địa phương hình thành bộ máy tổ chức quản lý khu DTSQ tùy thuộc tiếp cận của mình. Về mặt chính sách, theo Bộ TN-MT, hiện nay vẫn chưa đề cập “khu DTSQ” trong những chính sách quan trọng như là một thể thống chất và vì thế chưa được quản lý một cách chính thống, chỉ được đề cập như là một hợp phần của khu DTSQ vùng lõi.

{keywords}
Rừng ngập mặn Cần Giờ 

Hiện tại, khái niệm khu DTSQ còn chưa có trong hệ thống quy phạm pháp luật quản lý của quốc gia hiện hành; chưa có chính sách quản lý thống nhất đối với khu DTSQ từ cấp trung ương đến địa phương. Thậm chí, các hướng dẫn về các quy định chung đối với quản lý khu DTSQ vẫn còn đang rất thiếu.

Cũng theo Bộ TN-MT, bộ máy quản lý, điều hành khu DTSQ có tính chất kiêm nhiệm, tùy thuộc vào địa phương cụ thể, tổ chức quản lý không giống nhau. Một số khu lấy bộ máy quản lý tại vùng lõi là các khu bảo tồn làm nòng cốt, một số khu có bộ phận độc lập kết hợp với BQL các khu bảo tồn. Thông thường, trưởng BQL khu DTSQ là lãnh đạo UBND tỉnh.

Hiện Bộ đang xây dựng và hoàn thiện Luật BVMT trong đó chú trọng nội dung về công tác thẩm định đánh giá tác động môi trường đối với các khu DTSQ. Theo đó, những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, tác động đến cảnh quan và môi trường của khu DTSQ sẽ được thẩm định, đánh giá chặt chẽ hơn, sẽ có chương trình đánh giá tác động đến cảnh quan và hệ sinh thái.

Cũng tại buổi họp báo, Vụ trưởng Vụ thẩm định đánh giá tác động môi trường (Tổng cục Môi trường) Nguyễn Xuân Hải cho biết, Bộ TN-MT đã phê duyệt đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án lấn biển Cần Giờ.

Theo ông Hải, Bộ TN-MT ý thức rõ trách nhiệm khi xem xét dự án, nhằm đảm bảo phát triển kinh tế nhưng phải đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Việc xem xét đặt trên các mục tiêu cụ thể: yêu cầu chủ đầu tư thực hiện dự án phải giữ được rừng ngập mặn; phải có các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường phù hợp nhằm hạn chế tối đa tác động bất lợi với dòng chảy, xói lở, thoát lũ, ô nhiễm môi trường. 

9 Khu dự trữ sinh quyển tại Việt Nam gồm: Khu DTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ ; quần đảo Cát Bà; DTSQ châu thổ sông Hồng; DTSQ ven biển và biển đảo Kiên Giang; khu DTSQ miền Tây Nghệ An; DTSQ Mũi Cà Mau; DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An; khu DTSQ Đồng Nai; khu DTSQ Lang Biang.

 

Kiểm tra môi trường, vớt container trôi vụ tàu 8.000 tấn chìm ở Cần Giờ

Kiểm tra môi trường, vớt container trôi vụ tàu 8.000 tấn chìm ở Cần Giờ

 UBND TP.HCM đề nghị kiểm tra môi trường nước quanh tàu 8.000 tấn chìm ở Cần Giờ, nhanh chóng làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm sai phạm nếu có.

Thái Bình