- Trao đổi VietNamNet, ông Nguyễn Trọng Thông, Phó Tổng Giám đốc, Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) cho biết: “Hạ tầng chưa có gì thay đổi, quỹ đất là hằng số, con người sinh sôi, phương tiện phát triển… Trong điều kiện này bất cứ ai tham gia giao thông bằng phương tiện gì đều gây ách tắc. Nếu nói xe buýt gây ách tắc bỏ đi thì đây là một sai lầm”.

Bộ trưởng GTVT sẽ đi xe buýt như thế nào
'Tốt nhất bộ trưởng nên vi hành thật sự, ăn mặc bình dân, tự đi bất ngờ không ai biết trên nhiều tuyến xe bus khác nhau, chắc bộ trưởng sẽ có được nhiều thông tin bổ ích...'.
 
Bộ trưởng và cán bộ GTVT sẽ đi xe buýt
Bộ trưởng Đinh La Thăng vừa có công văn hỏa tốc yêu cầu cán bộ, công nhân viên ngành GTVT gương mẫu sử dụng và vận động người thân sử dụng xe buýt tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.


- Vừa qua, dư luận quan tâm rất nhiều đến việc Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đi xe buýt và khuyến khích nhân viên trong ngành sử dụng xe buýt ít nhất 1 tuần/lần. Điều này chứng tỏ xe buýt đang được 'chú ý', cùng với việc hạn chế xe cá nhân sẽ tạo áp lực lớn lên xe buýt?

Bộ trưởng đi xe buýt sẽ hiểu được rất rõ về vận tải hành khách công cộng. Bản thân tôi cũng vẫn đi.

Tổng Công ty Vận tải HN đã mở cuộc vận động đi xe buýt trong toàn Tổng công ty để chính các nhân viên góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển của xe buýt. Đồng thời, lãnh đạo đi để xem trong quá trình hoạt động cần phải điều chỉnh.

Những người làm giao thông vận tải nói riêng và vận tải công cộng nói chung rất vui mừng về lộ trình hạn chế xe cá nhân để giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Tự thân các doanh nghiệp xe buýt phải chấn chỉnh nhưng cũng như cần sự thông cảm, đồng thuận hỗ trợ từ cộng đồng.

Ông Nguyễn Trọng Thông.

Vì thế, chúng tôi đã triển khai đồng bộ tiếp tục nâng cao chất lượng xe buýt.

Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội. Với điều kiện hạ tầng, phương tiện gia tăng nhanh chưa kiểm soát được như hiện nay, nhưng được sự quan tâm của Chính phủ, Bộ thì đây chính là cơ hội cho ngành.

Trước mắt xe buýt, tiếp tục nâng cao chất lượng, nâng cao văn hóa phục vụ xe buýt. Đồng thời cộng đồng cũng cần có ý thức, có cách nhìn “động viên” đối với xe buýt để chỉ ra cái gì được và cái gì chưa được.

- Ông đánh giá như thế nào về chất lượng dịch vụ vận tải khách của công ty?

Chất lượng dịch vụ xe buýt được cấu thành bởi chất lượng mạng lưới tuyến xe buýt; chất lượng hạ tầng xe buýt; chất lượng đoàn phương tiện; chất lượng đội ngũ công nhân lái xe, nhân viên bán vé và chất lượng kiểm soát, điều hành.

Hiện nay, với hạ tầng giao thông Hà Nội bị hạn chế, đặc biệt là hạ tầng cho xe buýt còn thiếu và yếu thì chất lượng dịch vụ xe buýt chắc chắn còn nhiều hạn chế. Mặt khác, chất lượng đoàn phương tiện và đội ngũ phục vụ cũng chưa được đồng đều giữa các doanh nghiệp hoạt động buýt cũng như trong bản thân từng doanh nghiệp.

- Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng chất lượng dịch vụ xe buýt còn nhiều hạn chế là do chất lượng đội ngũ lái xe và do áp lực công việc lên lái xe khoán doanh thu, thái độ phục vụ chưa tốt. Ông có ý kiến gì?

Nghề lái xe là một nghề mang tính đặc thù xã hội, đây là một nghề được xác định phải phụ thuộc vào cả tay nghề và tâm lý.

Đặc biệt là nghề lái xe buýt hoạt động trong môi trường giao thông đô thị, tình trạng giao thông hỗn tạp luôn có sự ùn tắc, không có làn đường dành riêng, phải phục vụ đa dạng các đối tượng hành khách nên các lái xe có bị sức ép về giao thông và tâm lý hơn nhiều so với lái xe khách đường dài.
 

Ông Thông cho rằng: Tình trạng tái xế xe buýt lượn lách là có, nhưng không phải là phổ biến.

 
Với trên 900 xe buýt hoạt động gần 10.000 lượt xe/ngày, vận chuyển hơn 1 triệu lượt khách/ngày thì đôi lúc, đôi chỗ vẫn còn có hiện tượng phục vụ chưa làm hài lòng khách hàng.

Ở Transerco không khoán doanh thu, chuyến lượt hay gây áp lực cho lái xe mà chỉ yêu cầu đảm bảo các tiêu chí về chất lượng dịch vụ xe buýt của Thành phố.

Ngoài ra, trên các tuyến đường của thành phố hiện nay, do ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông còn thấp, tình trạng đi lấn làn, phóng nhanh, vượt ẩu thường xảy ra. Điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến những hành vi, ứng xử của lái xe buýt khi đi đường có va chạm giao thông giữa xe buýt và các phương tiện giao thông khác.

- Phải chăng công tác đào tạo, sát hạch lái xe đầu vào của công ty còn sơ sài?


Những tháng vừa qua, với các lỗi như làm thất thoát doanh thu, cắt lộ trình và thái độ vô lễ với khách hàng sau khi có bằng chứng rõ ràng, chúng tôi đã chấm dứt hợp đồng lao động 87 trường hợp.

Khiển trách bằng văn bản, bồi hoàn vật chất theo quy chế 1.370 trường hợp và nhắc nhở khiển trách trước tập thể 377 trường hợp.

Transerco luôn ý thức được công tác đào tạo, giáo dục, tập huấn cho đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên hàng năm.

- Việc xe buýt bỏ bến, chạy lạng lách đánh võng… khiến nhiều người nhìn xe buýt là “hung thần” của đường phố. Làm thế nào để xe buýt có thể lấy lại được niềm tin ở hành khách?

Bộ trưởng và cán bộ GTVT sẽ đi xe buýt
Bộ trưởng Đinh La Thăng vừa có công văn hỏa tốc yêu cầu cán bộ, công nhân viên ngành GTVT gương mẫu sử dụng và vận động người thân sử dụng xe buýt tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
 
Bất an trên những chuyến xe buýt Hà Nội
Bằng ngón nghề tinh vi, những kẻ móc túi trên xe bus Hà Nội đã làm trót lọt không biết bao nhiêu vụ. Ngay cả khi bị phát hiện, chúng vẫn thản nhiên "đối chất" với các nạn nhân, thậm chí còn thẳng tay hành hung nạn nhân.

Nếu người dân tham gia đi xe buýt cùng chung sức thì sẽ giải quyết được. Ngay bản thân người phục vụ xe buýt phải nâng cấp, đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ.

Tự transeco, nếu được hỗ trợ Nhà nước, động viên của công luận chắc chắn làm được.

Tình trạng lượn lách, mất trật tự là có nhưng đấy không phải là phổ biến. Những hành vi làm mất an toàn giao thông sẽ bị xử lý và xa thải.

Việc nâng cao chất lượng xe buýt chúng tôi vẫn làm, nhưng nếu cộng đồng không đồng tâm, đứng ngoài thì sẽ không thể làm được.

Cần phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng, toàn bộ các hệ thống quản lý phải vào cuộc, người dân, địa phương. Sẽ rối loạn nếu như cứ mạnh ai nấy đi, xe cá nhân đỗ thoải mái nên đường dành riêng bị giao cắt nhiều gây ách tắc.

- Nhiều ý kiến cho rằng trong điều kiện hạ tầng giao thông như hiện nay, xe buýt đã phát triển đến “ngưỡng” mà còn là thủ phạm gây ùn tắc?

Đây là 1 suy nghĩ sai lầm! Hiện nay cơ sở hạ tầng và phương tiện chưa điều tiết được nên việc đi lại của người dân và hoạt động của vận tải trong tương lai gần chắc chắn là chưa được.

Hạ tầng chưa có gì thay đổi, quỹ đất là hằng số, con người sinh sôi, phương tiên phát triển. Trong điều kiện này bất cứ ai tham gia giao thông bằng phương tiện gì đều gây ách tắc. Vậy quỹ đất đó nên dành cho loại xe nào? Nếu xe buýt gây ách tắc thì bỏ đi.

Một xe buýt chở được 80 người, xe máy chở 2 người thì cần 40 xe máy. Cần phải so sánh diện tích xe máy và xe buýt chiếm bao nhiêu trên mặt đường khi cùng vận chuyển cùng số khách đó.

Nếu tính ra thì diện tích giao thông động của xe máy gấp 8 lần, của xe con gấp 16 lần, lấy đâu quỹ đất?

- Nếu tăng số lượng xe, tăng tần suất phục vụ và tăng số tuyến thì hạ tầng giao thông ở Hà Nội có quá tải?

Nếu tăng số lượng xe, tăng tần suất phục vụ và tăng số tuyến hoạt động trong bối cảnh không có các giải pháp hạn chế phương tiện cơ giới cá nhân hoặc hệ thống đường dành riêng cho xe buýt thì hạ tầng giao thông Hà Nội sẽ trở nên quá tải.

Xin cảm ơn ông!

Vũ Điệp (Thực hiện)