- Nói về các vấn đề phát triển giao thông công cộng và chống ùn tắc trong đô thị, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho hay, việc hạn chế xe cá nhân sẽ chuẩn bị làm ngay trong thời gian tới, chỉ một số tuyến phố sẽ làm chứ không phải tất cả. Sẽ siết dần xe cộ và các tuyến phố đó phải có phương tiện vận tải công cộng di chuyển.
- Phát triển phương tiện giao
thông công cộng cần rất nhiều thời gian, như vậy có nghĩa còn rất lâu nữa mới
giải quyết được việc ùn tắc giao thông trong nội đô?
Về lâu dài rõ ràng việc phương tiện vận tải vận chuyển với dung lượng lớn vẫn là
quyết sách đó là tàu điện ngầm, đường sắt trên cao.
Tuy nhiên đầu tư cái đó cũng rất lớn và mất thời
gian cho nên chúng ta làm dần. Chứ không thể là trong 2 đến 3 năm, chúng ta đầu
tư được như thế ngay.
Không thể đầu tư làm đường sát trên cao, tàu điện ngầm rồi mới tính đến cấm
phương tiện cá nhân. Cho nên chúng ta phải làm có lộ trình, làm song song cùng
nhau.
"Phân làn sẽ giúp giao thông tránh được ùn tắc. (Ảnh: Lao động) |
Xe buýt cũng chỉ phát triển đến 1 giai đoạn nhất định cũng sẽ gây tắc và không thể gánh nổi nhu cầu đi lại của người dân.
Việc hạn chế xe cá nhân sẽ chuẩn bị làm ngay trong thời gian tới, chỉ một số tuyến phố sẽ làm chứ không phải tất cả. Sẽ siết dần xe cộ và các tuyến phố đó phải có phương tiện vận tải công cộng di chuyển. Thậm chí trên thế giới còn có phố chỉ đi bộ.
- Theo Bộ trưởng, bao giờ ùn tắc giao thông ở
nội đô có thể được hạn chế ?
Bây giờ bắt đầu triển khai, nhưng sang năm chúng ta thực hiện nghị quyết 88 và
năm giao thông 2012 thì chắc chắn đến cuối năm an toàn giao thông sẽ được cải
thiện đáng kể và ùn tắc giảm.
Chắc chắn là làm được. Một giải pháp đồng bộ, cả
hệ thống chính trị vào cuộc, người dân đồng tình ủng hộ, công luận ủng hộ về chủ
trương, nguyên tắc thì chắc chắn thành công.
Hiện, TP. Hà Nội đang có thí điểm xây các cầu vượt nhẹ ở các nút giao cắt ngã tư
đồng mức cho xe tải, xe taxi, gắn máy có thể đi trên đó, cũng giảm được ùn tắc.
Thành phố cũng dự tính sắp làm thí điểm 1 số
tuyến và sẽ áp dụng phổ biến rộng. Cầu vượt này thi công nhanh trong khoảng 3
tháng, kết cấu khung thép được sản xuất trong các nhà máy, chỉ mang ra lắp.
- Liệu cầu vượt này có phá vỡ không gian quy hoạch và kiến trúc đô thị của Hà
Nội?
Ý tưởng cầu vượt nhẹ là của Bộ Giao thông vận tải, cầu vượt nhẹ tuy ảnh hưởng mỹ
quan nhưng trong điều kiện tính toán hợp lý thì để giảm thiểu ùn tắc thì phải từ
bỏ cái đẹp chứ không thể hoàn hảo được.
Trước hết, sẽ được triển khai ở Hà Nội, nhưng tốc
độ triển khai hơi chậm vì chưa tin vào phương pháp do ảnh hưởng đến mỹ quan.
- Trong thời gian tới, phải xây cầu vượt nhẹ, nâng cao chất lượng xe
buýt….nguồn vốn Bộ GTVT lấy ở đâu ra để làm đồng bộ tất cả?
Nhu cầu cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông là rất lớn. Đặc biệt là
trong khi nợ công quốc gia đang bùng nổ và lạm phát nên cần cơ chế đột phá huy
động mọi nguồn lực tham gia phát triển giao thông.
Làm đường, làm cầu BT BOT, làm PPP, thậm chí kể cả việc đầu tư cho phương tiện
giao thông vận tải cho cá nhân, tư nhân làm và tính thu phí kinh doanh thì chắc
chắn có cạnh tranh.
Hiện, hầu như các xe buýt trong nội đô là của Nhà
nước nên chất lượng còn thấp. Cho nên cần xã hội hóa, xã hội hóa đến mức nào thì
cần tính toán cụ thể. Rõ ràng bài toán vốn là rất nan giải trong khi nếu vẫn
tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11 thì còn khó khăn hơn nữa.
Ngoài sự đột phá về vốn đầu tư thì cũng phải đột phá về cơ chế tổ chức triển
khai đồng bộ.
Ví dụ như nên có công ty Cổ phần khai thác tuyến Hà Nội – Lào Cai và Hà Nội –Hải
Phòng với chi phí, giá vé công khai, người dân vui vẻ chấp nhận. Đi giá vé bình
thường thì tàu này, còn giá vé cao thì chất lượng tốt, điều hòa máy lạnh, để tư
nhân đầu tư tham gia.
- Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Vũ Điệp (thực hiện)