1. Nói “không” với đổ xăng đầy bình
Khi đổ đầy bình xăng thì xe của bạn sẽ cần tiêu tốn nhiều năng lượng hơn và dễ hại xe hơn là đổ đến ngưỡng gần đầy bình. Bên cạnh đó, việc đổ đầy bình xăng còn tiếp tay cho các cây xăng lấy tiền một cách hợp lý.
Cây đổ xăng được sử dụng cò bơm tự động cùng cơ chế hút xăng ngược. Nếu xăng được đổ tới mức đầy và chạm mép của vòi thì nó sẽ tự động ngắt bơm lại để tránh việc xăng bị tràn ra ngoài. Việc ngắt xăng sẽ làm bạn bị mất một phần xăng nhỏ mà không hề biết.
2. Đừng đổ xăng bằng số tiền
Nên đổ xăng theo lít thay vì dùng mức giá tiền. Thay vì đổ 30,000 hoặc 50,000 đồng thì bạn nên đổ theo lít. Hãy để kim chỉ xăng xe đến vạch đỏ rồi mang đi đổ là được.
3. Đổ đúng và cùng loại xăng
Mỗi loại xe sẽ có loại xăng phù hợp khác nhau. Ví dụ như xe ga thì cần đổ xăng 95 và xe số thì dùng xăng 92. Việc đổ đúng loại xăng cho xe sẽ giúp xe tiết kiệm năng lượng đáng kể. Nếu không đổ đúng loại, xăng sẽ không cháy hết mà tạo ra cặn trong xe khiến xe tốn công suất, tốn xăng hơn.
4. Lưu ý tiểu xảo của nhân viên
Trước khi bơm bạn nên để ý đến con số khi nhân viên bấm trên máy, có một vài trường hợp cho thấy nhân viên không trả hết về con số 0. Điều này cần lưu ý cẩn thận. Hãy chọn những cây xăng có nhiều tài xế lái xe taxi đổ vì họ trong nghề lái xe lâu năm, họ sẽ biết chọn những cây xăng uy tín.
5. So sánh giá giữa các lần đổ
Nên so sánh giá giữa các lần đổ để xem là cây xăng có “ăn bớt” lượng xăng mình đổ không. Đổ lần 1 khoảng 45,000 đồng thì sẽ được gần đầy bình nhưng lần 2 lại không được lượng xăng như thế thì chúng ta cần xem lại.
6. Thời điểm “vàng” để đổ xăng
Khi đổ xăng vào buổi trưa thì xăng sẽ bay hơi nhanh do trời nóng, do đó lượng xăng sẽ bị giảm hụt. Nên đổ xăng vào sáng sớm hoặc chiều tối sẽ tốt hơn, xăng sẽ không bị bay hơi do trời nắng nóng.
7. Kiểm tra chất lượng xăng
Đây là thói quen rất ít người Việt quan tâm và chú ý. Bởi thông thường, đa số các cây xăng lớn đều cung cấp xăng đảm bảo chất lượng, chỉ một số cơ sở nhỏ lẻ trà trộn bán xăng dầu giả mà thôi.
Bạn có thể kiểm tra chất lượng xăng bằng cách nhỏ một vài giọt xăng lên đầu ngón tay, nếu có hiện tượng nhờn nhờn, bám dính thì khả năng cáo xăng đã bị pha dầu. Hoặc bạn có thể đổ xăng lên giấy trắng, xem có bay hơi hết không, có để lại vết bẩn hay không.
8. Quan sát trạm xăng "ruột" của cánh taxi
Một số người tiêu dùng cũng chia sẻ mẹo ưu tiên đổ xăng tại trạm xăng thường được cánh lái xe lựa chọn. Bởi taxi thường xuyên phải đổ xăng, họ tất nhiên sẽ có nhiều kinh nghiệm và địa chỉ đổ xăng "ruột" của mình, nơi họ thường ghé chắc chắn sẽ chuẩn chỉnh thôi.
9. Không mua xăng khi thấy hai nhân viên đang cùng thao tác máy
Có không ít cửa hàng xăng vịn vào lý do đông khách, quá tải mà bố trí hai nhân viên mỗi máy đổ xăng: một người bấm máy, một người cầm vòi đổ xăng.
Cách làm này không hề thể hiện sự chu đáo và chỉn chu trong công tác chăm sóc khách hàng mà lại là mánh khóe gian lận trắng trợn. Nếu gặp phải tình huống này, bạn nên đề phòng ngay lập tức và luôn chú ý theo dõi kỹ máy đo xăng.
10. Tự đo xăng bằng bình
Hiện vẫn còn một số người sử dụng cách làm này để đảm bảo mua được đúng số lượng xăng họ cần. Với chất liệu trong suốt và dung tích cụ thể của can hoặc chai, bạn có thể mang chúng từ nhà đến trạm mua xăng và dễ dàng tính toán được số xăng mình cần nhận được.
Theo Pháp luật & Bạn đọc/ Sức khỏe & Đời sống