"Trước hết thành phố Hà Nội cũng phải cử một cơ quan giám sát việc này vì đó là di tích trên địa bàn thành phố" - Ông Phan Đình Tân, phát ngôn bộ Văn Hóa-Thể thao và Du lịch, cho biết quan điểm về dự án cầu vượt Đàn Xã Tắc.
Các tin liên quan |
Các nhà văn hóa phản đối xây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc |
Bộ không cho phá Đàn Xã Tắc!
PV:- Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo “Đàn Xã Tắc là di tích lịch sử gắn với Kinh thành Thăng Long, có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng, cần phải được bảo tồn một cách tốt nhất”. Nhưng Bộ Văn hóa lại cho phép làm cầu vượt đi qua khu vực đàn Xã Tắc, thậm chí còn xâm hại khu vực bảo vệ đàn. Các chuyên gia cho rằng, làm như vậy là Bộ Văn hóa đã phá đàn Xã Tắc, không tuân thủ luật di sản, ông giải thích thế nào trước ý kiến này?
Ông Phan Đình Tân:- Quan điểm của Bộ là phải bảo tồn di tích. Phát triển phải đi đôi với bảo tồn thì mới đảm bảo với tiêu chí phát triển bền vững. Nếu phát triển bằng mọi giá thì sau này cũng sẽ phải trả giá.
Ông Phan Đình Tân - Phát ngôn Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch |
Nhất là đối với di tích, nếu phá đi sẽ không bao giờ làm lại được.
Tôi chưa nói đến vấn đề tâm linh. Nhưng thái độ của người ứng xử có văn hóa là không phủ nhận lịch sử, không nên và không bao giờ được phủ nhận khi chưa hiểu rõ về nó. Cần phải có thái độ trân trọng đối với những di sản văn hóa mà bao đời nay thế hệ cha ông đã để lại.
PV: Ban QLDATĐ cho biết, cầu vượt đàn Xã Tắc có một phần mặt cầu đi qua đàn, lan can phải trùng với bó vỉa đảo giao thông là chỉ giới khu vực I của di tích. Nghĩa là đã xâm hại đến khu vực bảo vệ của di tích. Bộ khẳng định quan điểm là phải bảo tồn, bảo vệ di tích, trong trường hợp này Bộ sẽ ứng xử thế nào?
Ông Phan Đình Tân: - Bộ và Cục Di sản văn hoá đã có các văn bản thể hiện nội dung trong đó. Tuy nhiên trong văn bản ngày 27/12, là căn cứ để Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội dẫn chiếu, theo đó lan can phải trùng với bó vỉa đảo giao thông là chỉ giới khu vực I của di tích.
Nghĩa là nó chỉ đến tới chỉ giới của khu
vực I, khu vực lõi. Theo Luật di sản văn hoá, khu vực lõi (khu vực I)
là khu vực không được xâm hại.
Cũng theo Luật Di sản văn hoá, khu vực II, III là khu vực có khả năng
được điều chỉnh. Hơn nữa, xây cầu không vì động cơ của cá nhân ai, mà nó
phục vụ lợi ích của quốc gia, lợi ích của thủ đô thì cũng cần phải cân
nhắc phương án hài hòa.
PV: Các nhà khoa học chưa thể khẳng định di tích rộng bao nhiêu. Cho làm cầu, chắc chắn sẽ xâm hại di tích, không vào khu vực đã khai quật thì sẽ vào khu vực chưa khai quật, như vậy còn nguy hiểm hơn. Như vậy nếu nói Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng ý cho xây cầu vượt đi qua di tích, là Bộ đã đồng ý cho phá đàn Xã Tắc cũng không sai, thưa ông?
Ông Phan Đình Tân:- Phải nói lại là: Bộ không cho phá Đàn Xã Tắc và không ai có quyền làm chuyện đó. Bộ rất tuân thủ Luật di sản văn hoá. Đây không phải là vấn đề mới, di tích Đàn Xã Tắc đã được nói đến cách đây mấy năm, được đặt lên bàn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thành ủy và Ủy ban TP HN để xem xét cân nhắc từ lâu.
Để đưa ra phương án này, phải được các Bộ, Ngành xem xét cân nhắc rất kỹ.
Hiện nay, với điều kiện kinh tế của chúng ta nếu để di tích như vậy thì cũng chỉ để đấy chứ chưa thể khai quật hay nghiên cứu. Vì vấn đề nghiên cứu không hề đơn giản, không chỉ về tiền bạc, khoa học, trình độ mà còn nhiều yếu tố khác nữa.
Theo phương án này, lan can cũng chỉ chạm đến các chỉ giới khu vực I, mặt vượt lên trên thì cũng nên cân nhắc chứ không thể nói Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phá đàn Xã Tắc, mà vẫn bảo vệ, bảo tồn đấy chứ.
Khoang vùng bảo vệ chỉ là... tương đối?
PV: - Đàn Xã Tắc nằm trong tổng thể Hoàng thành Thăng Long xưa và đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Theo Luật di sản văn hoá vấn đề bảo tồn, bảo vệ được đặt ra thế nào? Dựa vào đâu để Bộ khoanh vùng, xác định khu vực bảo vệ hơn 1000m2?
Ông Phan Đình Tân:- Dựa vào Luật di sản văn hoá, dựa vào những cam kết công ước quốc tế về bảo vệ di sản mà VN là thành viên. Khu vực đó được tính từ khu vực lõi, nơi phát tích các hố đào đó ra trung tâm đàn Xã Tắc đó để xác định khu vực cần bảo vệ.
PV: Theo các nhà khoa học khẳng định các hố thám sát và khai quật này không liền sát nhau mà khu vực khai quật rộng hơn 1000m2. Việc khoanh vùng bảo vệ có hơn 1000m2 của Bộ liệu có đảm bảo đã bảo vệ được di tích?
Ông Phan Đình Tân: - Thì phải dựa vào khu vực phát tích nhiều hố đào nhất (?!). Trong điều kiện chưa đủ khả năng để khai quật, nghiên cứu thì cũng chỉ có thể tính tương đối.
Cũng chưa chắc chắn khu vực phát tích nhiều hố đào đã là trung tâm của đàn Xã Tắc.
PV: - Chưa khẳng định đó là khu vực lõi, yếu tố gốc của di tích nhưng lại khoanh vùng bảo vệ hơn 1000m2 và cho thi công công trình cầu vượt kiên cố, ông giải thích thế nào về việc này?
Ông Phan Đình Tân:- Xác định được đâu là tâm điểm của di tích là rất khó. Trong trường hợp chưa xác định được Bộ đã có chỉ đạo rất kỹ trong văn bản: “Trong quá trình thi công cần tính toán kỹ lưỡng giải pháp thi công phần móng các trụ cầu để tránh ảnh hưởng đến khu vực di tích đàn Xã Tắc.
. |
Nơi ghi dấu đàn Xã Tắc |
Trong trường hợp phát hiện dấu tích kiến trúc hoặc di vật, cổ vật thì phải nhanh chóng thông báo tới cơ quan có thẩm quyền về văn hóa để kịp thời xử lý nhằm thu thập bổ sung tư liệu khoa học cho di tích đàn Xã Tắc”.
Phải xác định di tích nào là chính chứ còn hồ, núi thì không phải là di tích gốc, nó chỉ tạo cảnh quan thôi.
PV: - Nghĩa là việc bảo tồn di tích Bộ giao khoán cho bên thi công. Nếu bên thi công báo có di tích thì dừng lại, trong trường hợp không báo thì coi như là phá bỏ, thưa ông?
Ông Phan Đình Tân: - Chúng tôi có tất cả các cơ quan tham gia giám sát việc phát hiện, bảo tồn di tích đó. Các cơ quan đó là Thanh tra, Cục Di sản văn hoá, cơ quan giám sát thi công… nếu phát hiện dấu tích mà không báo cáo, các cơ quan này sẽ phải chịu trách nhiệm.
Theo tôi, trước hết thành phố Hà Nội cũng phải cử một cơ quan giám sát việc này vì đó là di tích trên địa bàn thành phố. Về phía Bộ, cũng sẽ có cơ quan chức năng thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát.
Nghèo nên không thể có phương án tối ưu!
PV: - Ngày 9/4, Thành ủy Hà Nội đã có chỉ đạo dự án cầu vượt đàn Xã Tắc phải tránh vùng di tích quốc gia. Quan điểm của Bộ thế nào? Theo ông, có thể cho dừng dự án để tính toán đưa ra phương án bảo đảm việc quy hoạch phát triển hài hòa với vấn đề bảo tồn di tích hiện nay?
Ông Phan Đình Tân: - Không. Nếu nói tránh vùng di tích thì sẽ bao gồm rất rộng. Chỉ cần tránh vùng lõi hay vùng gốc của của di tích. Còn nếu nói như Thành ủy là tránh vùng di tích thì cả Hà Nội này đều là di tích hết.
Dự án phê duyệt cũng do bên Thành phố Hà Nội phê duyệt còn Bộ chỉ đảm nhiệm các nhiệm vụ liên quan đến các vấn đề bảo vệ di tích.
Mọi ý kiến chỉ đạo của Bộ đã thể hiện rất rõ trong các công văn. Bộ cũng đang theo dõi việc này đồng thời yêu cầu Cục di sản văn hoá có kế hoạch kiểm tra, giám sát nếu đúng khu vực có di tích sẽ yêu cầu dừng lại.
Ví dụ, trong quá trình thi công, nếu phát hiện di tích có thể yêu cầu dừng lại dịch chuyển ra ngoài khu vực di tích.
PV: - Trong khi các nước trên thế giới họ rất tôn trọng di tích, bảo tồn di tích bằng mọi giá thì ở Việt Nam vấn đề bảo tồn, bảo vệ di tích được tính toán như thế nào. Dường như trong những năm gần đây, bài toán kinh tế đang lấn lướt và giành quyền ưu tiên, ông có nghĩ thế không?
Ông Phan Đình Tân: - Đúng. Trước đây, Hàn Quốc chưa đủ tiền để xử lý rác thải, nước thải để đảm bảo vệ sinh, môi trường thì họ đã phải lấp đi con suối để làm cầu vượt, nhưng bây giờ kinh tế của họ phát triển rồi, họ đã làm lại con suối đó và biến nó thành điểm du lịch hấp dẫn.
Với nước ta cũng vậy, có thể sau này khi kinh tế phát triển, đất nước đã giàu có rồi thì những chỗ đã lấp đi sẽ được đào lên tạo cảnh quan (?)
Nhưng trong thời cuộc kinh tế khó khăn, giao thông hỗn loạn, chúng ta chưa đủ điều kiện để khai quật mà cứ để đó thì cũng không nên (!).
Nếu việc khai quật đơn giản, trong một vài tháng, không tốn kém nhiều tiền của thì Bộ cho làm ngay, nhưng hiện nay bài toán kinh tế quá lớn. Không chỉ thời gian, tiền bạc còn vấn đề giải tỏa, đền bù… cũng là bài toán khó.
Quan điểm của Bộ là bảo tồn nhưng không phải bảo tồn là ngồi ôm nó, chết cùng nó. Bảo vệ không có nghĩa là không được làm gì.
PV: - Dự án này đã được dừng một lần, tại sao giờ lại được phê duyệt thi công? Bộ có nghiên cứu tới một phương án lâu dài, hài hòa để tránh làm cầu rồi lại phá, phá di tích rồi không thể khôi phục được di tích, thưa ông?
Ông Phan Đình Tân:- Có tính chứ, nhưng đất nước giờ còn quá nghèo, không có thể có được phương án đồng bộ tối ưu và càng không được tuyệt đối hoá.
Nút giao thông đó là điểm nóng của giao thông, tắc đường nên biết đâu có thể cũng do nhu cầu phát triển giao thông, nhu cầu mưu sinh quá lớn nên Hà Nội cũng đôn đốc muốn làm nhanh công trình đó.
Còn quan điểm của Bộ đã thể hiện rõ trong hai công văn gửi các cơ quan liên quan là không động chạm đến vùng lõi. Các vùng khác thi công phải có sự giám sát.
PV: -Vậy phương án bảo vệ di tích trong thời gian sắp tới là gì, thưa ông?
Ông Phan Đình Tân: - Bên phía Cục di sản văn hoá đã làm việc với bên Ban quản lý dự án. Họ cũng đã có phương án thống nhất trong quá trình thi công và bảo vệ. Còn việc bảo vệ di tích thì cứ tuân thủ đúng Luật Di sản văn hoá đã quy định.
PV: Xin cảm ơn ông!
Ngày 07/12/2007 Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch đã có quyết định số
15/2007/QĐ-BVHTTDL xếp hạng khu di tích khảo cổ học đàn tế Xã Tắc là di
tích lịch sử quốc gia. “Biên bản khoanh vùng bảo vệ di tích khảo cổ học
đàn Xã Tắc (phường Nam Đồng, quận Đống Đa, TP Hà Nội)” có quy định khu
vực bảo vệ di tích như sau: Trên thực tế, khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích khảo cổ học Đàn Xã
Tắc (được thể hiện bằng cái đảo giao thông) hiện nay không đảm bảo đủ
diện tích 1.571,8m2 như trong “Biên bản khoanh vùng bảo vệ di tích khảo
cổ học đàn Xã Tắc”. |