- PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh chia sẻ với Góc nhìn thẳng về trách nhiệm của Bộ Y tế khi để căn bệnh quá tải vẫn trầm kha.

Xem thêm chuyên mục Góc nhìn thẳng

Bốn bác sĩ ngồi 1 giường, các anh có chịu được không? Câu hỏi của bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đưa ra đối với các bác sĩ bệnh viện K Tân Triều trong chuyến thị sát các bệnh viện mới đây đã xoáy vào căn bệnh nhức nhối nhiều năm nay của ngành ý, đó là quá tải bệnh viện.

Nhân cuộc thị sát của Bộ trưởng Bộ Y tế vẫn đang tiếp tục, chuyên mục Góc nhìn thẳng của VietNamNet có cuộc trao đổi với Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế xung quanh vấn đề này.

Theo dõi cuộc trò chuyện tại clip dưới đây:

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, căn bệnh quá tải ở bệnh viên đã trở thành trầm kha từ nhiều năm. Cũng rất nhiều bệnh viện đã ký cam kết giảm tải, không nằm giường ghép đôi với Bộ Y tế. Nhiều người cho rằng đây chỉ là hình thức. Ông lý giải ra sao về điều này?

PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Bệnh viện là bộ mặt của ngành y tế. Và chúng tôi xin khẳng định, không phải tất cả các bệnh viện hiện nay sau 3 năm thực hiện Quyết định 92 của Thủ tướng là có tình trạng bệnh nhân bị nằm ghép.

Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện đầu tiên ký cam kết không để bệnh nhân nằm ghép nữa. Và các bệnh viện đã ký cam kết không nằm ghép trước 12h, trước 48 giờ, trước 24 giờ thì các bệnh viện đều thực hiện tốt. Ví dụ như Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, Mắt là không có quá tải.

Hiện nay, chỉ còn mấy bệnh viện lớn và một số chuyên khoa còn tình trạng nằm ghép. Đó là bệnh viện Ung Bướu, K, Tim mạch, một số khoa của bệnh viện Bạch Mai, một số khoa của bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2.

Hiện nay, bệnh viên Bạch Mai chưa dám ký cam kết, bệnh viện Ung thư như Bộ trưởng đến thăm là chưa dám ký cam kết, bệnh viện Chợ Rẫy cũng chưa dám ký cam kết.

Cho nên, tôi muốn nói thêm cho rõ, xảy ra tình trạng này là bởi bệnh viện cơ sở vật chất chật hẹp, người bệnh lên vẫn đông vì uy tín của bệnh viện tron gkhi cơ sở 2 chưa có.

Chính vì vậy, chúng tôi phải tiếp tục củng cố chỉ đạo điều hành về vấn đề này đối với một số bệnh viện.

Nhà báo Phạm Huyền: Như vậy, có một mẫu thuẫn rất là rõ, những bệnh viện có dịch vụ khám chữa bệnh tốt, có uy tín, có đội ngũ các giáo sư, tiến sỹ ngành y nổi tiếng thì nhu cầu bệnh nhân tập trung về rất đông. Có những bệnh viện đã tăng gấp đôi số giường cho với thiết kế. 

Điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến chất lượng khám chữa bệnh ở các bệnh viện này và làm sao để điều tiết được nhu cầu của người bệnh phù hợp với mạng lưới bệnh viện hiện nay?

PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Câu hỏi của bạn rất hay. Tôi muốn chia sẻ là, tỷ lệ giường bệnh của Việt Nam là thấp nhất. Chúng ta hiện nay mới có 23 giường bệnh/10.000 dân, trong khi trung bình của các nước ASEAN là 33 giường bệnh/10.000 dân. Ở Cu Ba là 60, ở Nhật là 80 giường bệnh/10.000 dân.

Do vậy, như bạn nói về mâu thuẫn với chất lượng, rõ ràng khi quá tải thì người bệnh khổ, người nhà bệnh nhân khổ, thầy thuốc cũng khổ, điều dưỡng cũng khổ.

Bệnh viện không cố tình để như vậy nhưng nhu cầu như vậy, cần phải có thời gian điều chỉnh.

Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, các thầy thuốc giỏi, rồi các bác sĩ ra trường nội trú giỏi thì họ có quyền đến những nơi nào tốt làm việc.

Cho nên, chính sách để làm sao có những người thầy thuốc giỏi ở tuyến dưới, mang lại sự tin yêu cho người bệnh và tuyến trên đang xuống giúp cho các bệnh viện tuyến dưới là một trong các giải pháp đang được chúng tôi triển khai để mang dịch vụ của tuyến trên xuống.

{keywords}
PGT.TS Lương Ngọc Khuê chia sẻ với Góc nhìn thẳng về quá tải bệnh viện

Ví dụ, bệnh viện Bạch Mai đang giúp bệnh viện Phú Thọ như các kỹ thuật can thiệp mạch vành, ghép thận, mổ kỹ thuật cao, thụ tinh trong ống nghiệm...

Tỉnh nào cũng nỗ lực như vậy thì chắc chắn trên này sẽ đỡ.

Nhà báo Phạm Huyền: Từ chuyến thị sát của Bộ trưởng Bộ Y tế, ông nhìn thấy như thế nào về năng lực, trình độ quản lý tổ chức của lãnh đạo các bệnh viện trong việc "chống" quá tải này?

PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Phải nói, đây là một lĩnh vực rất hay. Đây chính là chủ đề mà Chính phủ muốn đổi mới. Hiện nay, chúng tôi đang quản lý 1.400 bệnh viện công và 200 bệnh viên tư nhân.

Ở bệnh viên công, các thầy thuốc giỏi, uy tín theo Luật Công chức viên chức thì được đề bạt lên làm Giám đốc nhưng thực tế, điều hành bệnh viện là lại một vấn đề quản trị, quản lý phải cực kỳ khoa học, gồm nhiều lĩnh vực, như một xã hội thu nhỏ. Do vậy, người lãnh đạo phải cần cả kiến thức quản lý, kiến thức quản trị và tất nhiên là chuyên môn nhưng chúng ta lại chưa đào tạo đầy đủ như vậy. Thực sự là như vậy.

Cho nên, khi Bộ trưởng hỏi trực tiếp công tác quản lý của các khoa, các phòng và trực tiếp Giám đốc thì là lúng túng. Phòng bệnh trong này là 4 người/giường, trong khi phòng bên cạnh thì rộng, thừa chỗ, hoàn toàn có thể kê ghế, giường thêm để cho người bệnh truyền thuốc. Như vậy, đây là vấn đề tổ chức quản lý của giám đốc bệnh viện, của khoa đó.

Thế thì ở hệ thống bệnh viện tư nhân hiện nay, người ta có Tổng giám đốc, có CEO, người ta thuê giám đốc chuyên môn, thuê giám đốc tài chính, giám đốc nhân sự, giám đốc điều dưỡng để quản trị bệnh viện. Người ta hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Chính phủ cũng đang suy nghĩ để giao những nhiệm vụ này và cần có CEO trong bệnh viện công.

Nhà báo Phạm Huyền: Xin ông có thể cho biết thêm, rốt cuộc thì nói về quá tải bệnh viện, trách nhiệm là thuộc về các bệnh viên hay thuộc bộ Y tế?

PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Vấn đề rất hay. Tôi xin khẳng định luôn, trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ là của toàn Đảng và toàn dân, ngành y tế là nòng cốt. Việc các bệnh viện của chúng ta chưa có cơ sở đàng hoàng, chưa có điều kiện làm việc tốt thì phải cần sự đầu tư của Nhà nước, bởi vì các bác sĩ không thể làm ra để xây bệnh viện được.

Bệnh viện tư là do ông chủ xây bệnh viện cho các bác sĩ làm việc, còn bệnh viện công thì do Nhà nước đầu tư. Mặc dù Nhà nước đã rất quan tâm nhưng chưa đáp ứng được. Các bộ ngành phải quan tâm cấp kinh phí. Quốc hội đã đề ra là phải quan tâm, tăng nguồn ngân sách đầu tư cho y tế.

Thứ hai là trách nhiệm là của bộ Y tế, là cơ quan quản lý Nhà nước, phải tìm ra được nguyên nhân quá tải và các hoạt động chuyên môn để triển khai thực hiện. Chúng tôi cho rằng, mình không trốn trách nhiệm. Bệnh viện không tốt thì đầu tiên là do Bộ Y tế chưa tốt.

Thứ ba là quản lý quản trị bệnh viện. Thứ tư là trách nhiệm của các chủ tịch các tỉnh, thành phố phải quan tâm đầu tư, chế độ chính sách cho các thầy thuốc tuyến dưới, nếu không, họ bỏ đi, ai cũng muốn đi về những nơi tốt hơn.

Cho nên, tôi nghĩ rằng, trách nhiệm một phần là của bệnh viện, của anh em, của người làm giám đốc, làm quản trị bệnh viện.

Tôi nghĩ rằng, tất cả những vấn đề nếu giải quyết hài hoà, chúng ta cùng thấy được trách nhiệm của mình thì vấn đề quá tải bệnh viện sẽ được giải quyết trong thời gian tới.

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền

Clip: Xuân Quý- Bạt Tuấn

Email: gocnhinthang@vietnamnet.vn

Xem thêm các tin khác cùng chuyên mục:

Chính vì Hà Nội lộn xộn nên phải làm xe buýt nhanh

Chính vì Hà Nội lộn xộn nên phải làm xe buýt nhanh

Chừng nào còn chậm trễ làm giao thông công cộng, Hà Nội sẽ phải trả giá và trả giá rất nặng nề, giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành giao thông Hà Nội nói với Góc nhìn thẳng về xe buýt (xe bus) nhanh.

Đủ năng lực, phẩm hạnh mà bổ nhiệm siêu tốc thì có sao

Đủ năng lực, phẩm hạnh mà bổ nhiệm siêu tốc thì có sao

"Siêu tốc không phải vấn đề quan trọng mà quan trọng là người đó có đủ năng lực, phẩm hạnh".

Quà Tết 10.000 USD thì không thể nào lý giải được

Quà Tết 10.000 USD thì không thể nào lý giải được

Lương 5 triệu, biếu quà Tết 10.000 USD thì không cách nào lý giải được, TS Nguyễn Sĩ Dũng nói với Góc nhìn thẳng.