Thế giới đang ngày càng trở nên bất an hơn, bất chấp Tổng thống Mỹ Barack Obama từng cam kết theo đuổi một thế giới không có vũ khí nguyên tử.

Trong tuần này, Barack Obama sẽ trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên đặt chân tới Hiroshima 70 năm sau khi Mỹ trở thành nước đầu tiên - và cũng là cuối cùng - sử dụng bom nguyên tử.

Theo báo Financial Times, chuyến thăm của ông chủ Nhà Trắng mang tính biểu tượng cao, cho dù ông sẽ không đưa ra lời xin lỗi về những gì Mỹ đã làm. Nó thậm chí còn tạo ra khoảng trống chính trị để Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phá vỡ tiền lệ đến thăm Trân Châu Cảng.

{keywords}
Tổng thống Barack Obama (Ảnh: FT)

Cách đây 7 năm, trong một bài phát biểu quan trọng ở Prague, Obama cam kết sẽ làm việc vì một "thế giới không vũ khí hạt nhân". Nhưng khi sắp rời nhiệm, ông sẽ để lại những gì mà giới phân tích hạt nhân gọi là "thời đại hạt nhân thứ hai".

Ở Prague, Obama khẳng định: "Vì là cường quốc hạt nhân duy nhất từng sử dụng vũ khí hạt nhân, Mỹ có trách nhiệm đạo đức phải hành động". Và hành động đơn lẻ lớn nhất của ông khi đó là bắt đầu thời kỳ hiện đại hóa vũ khí hạt nhân lớn nhất trong lịch sử - nâng cấp sức mạnh hạt nhân Mỹ trong 30 năm với số tiền 1.000 tỷ USD theo kế hoạch của Lầu Năm Góc.

Obama cũng thường bị chỉ trích là mâu thuẫn giữa lời nói và hành động - đáng chú ý nhất là cuộc chiến nhằm vào chủ nghĩa khủng bố. Ông không dùng từ "cuộc chiến chống khủng bố", nhưng lại tăng cường gấp đôi cuộc chiến dùng máy bay không người lái.

Khoảng cách giữa cam kết hạt nhân của Tổng thống Mỹ và thực tế càng rõ hơn. Ông nhất trí kế hoạch nâng cấp 1.000 tỷ USD để đổi lấy sự ủng hộ của phe Cộng hòa dành cho Hiệp ước Cắt giảm vũ khí hạt nhân với Nga. Tuy khoản tiền trên là nhằm để duy trì kho hạt nhân Washington hiện có, nhưng nó chứng tỏ tham vọng lớn hơn nhiều so với những gì được công bố.

Tất cả các loại đầu nổ vũ khí đều sẽ được thay thế. Thời gian báo động sẽ ngắn hơn. Và Mỹ sẽ duy trì bộ ba về hạt nhân trên không, trên bộ và trên biển.

Tổng thống Obama đã tạo ra những thay đổi lớn đối với vị thế hạt nhân của Mỹ vào năm 2010, bằng cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại các nước không có hạt nhân. Tuy nhiên, ông lại giữ vững học thuyết "sử dụng trước" của Mỹ nhằm vào những nước có vũ khí hạt nhân.

So với trước đây, các chuyên gia không tin tưởng hơn tính hiệu quả của an toàn hạt nhân Mỹ.

Vào tháng 7/2012, ba nhà hoạt động thậm chí đã đột nhập được vào cơ sở Oak Ridge Y12 ở Tennessee - có biệt danh "Pháo đài Knox" về Uranium. Họ xịt vẽ graffiti suốt 45 phút rồi mới bị bắt. Có tới 1/5 máy quay giám sát và màn hình cảm biến tại đó không hoạt động, nhờ vậy bộ ba vượt qua 3 hàng rào mà không bị phát hiện.

Chương trình của Obama đã khiến cho an toàn hạt nhân phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống an ninh tự động do các nhà thầu tư nhân giám sát.

Có thể nói, thế giới ngày nay dường như ít an toàn hơn so với khi ông Obama nhậm chức. Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Nga đều đang theo chân Mỹ hiện đại đại hóa kho đạn của họ. Triều Tiên thì tiến gần hơn nữa tới phát triển đầu đạt hạt nhân có tầm bắn xuyên lục địa.

Hồi ở Prague, ông Obama nói: "Trong một ngã rẽ kỳ lạ của lịch sử, mối đe dọa chiến tranh hạt nhân toàn cầu đã giảm, nhưng nguy cơ tấn công hạt nhân lại tăng lên". Bảy năm sau, thật khó có thể nói phần đầu của tuyên bố này vẫn đúng.

Thanh Hảo

Những sự thật thú vị khó tin về Obama

Tổng thống Mỹ có tới 4 đôi giày đen y hệt nhau, từng ăn thịt chó, châu chấu chiên và nổi tiếng với tên gọi "O bỏ bom" thời trung học.

Phát ngôn sốc của đầu bếp ăn bún chả với Obama

Đầu bếp Anthony Michael Bourdain, người ăn bún chả cùng với Tổng thống Barack Obama tại Hà Nội tối 23/5, từng có phát ngôn gây sốc về ứng viên Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Vì sao Obama ghé vào một quán ở Mễ Trì?

Obama đến Việt Nam: Trên đường ra sân bay Nội Bài để tới TP.HCM chiều 24/5, Tổng thống Barack Obama đã có buổi ghi hình cho phần 2 của một bài phỏng vấn với MC Anthony Bourdain của CNN về các chương trình về ẩm thực.