TP. Thanh Hóa có gần 30 điểm bán hoa, cây cảnh chơi Tết. Ở mỗi điểm như vậy, có tới cả chục người làm nghề chạy xe lai túc trực 24/24h để chở thuê cho khách.

Ông Lê Văn Khang, một người chạy xe ba gác ở TP Thanh Hóa cho biết, ông đã làm nghề chạy này hơn chục năm nay. Vào mỗi dịp tết đến cũng là thời điểm làm ăn của những người làm nghề như ông.

Trước đây, ông Khang chạy xe ba gác (loại xe đạp 3 bánh), trung bình mỗi dịp Tết ông chở đào quất thuê cũng kiếm được cả triệu bạc. Giờ ông đổi sang xe ba gác máy, thu nhập cao hơn gấp 3-4 lần.

{keywords}
Mỗi ngày người chạy xe lai chở cây cảnh Tết ở TP. Thanh Hóa kiếm tiền triệu
{keywords}
Tùy vào khoảng cách xa gần để các bác tài tính cước vận chuyển
{keywords}
 
{keywords}
Xe ba gác máy thuận tiện hơn vì có thể chở được 2, 3 gốc đào, quất

“Ngày Tết hơn nhau là chạy được nhiều cuốc (nhiều chuyến-PV). Trước đây, tôi dùng xe đạp ba gác phải mất cả tiếng, thậm vài ba tiếng đồng hồ mới chở xong một chuyến. Giờ chạy ba gác máy nhanh hơn nên được nhiều chuyến hơn. Giá cả tùy khoảng cách xa gần, nhưng thấp nhất cũng phải 50.000 đồng/chuyến, nhiều lên tới 500.000 đồng/chuyến”, ông Khang cho biết.

Theo ông Khang, từ ngoài 15 tháng Chạp, công việc bận rộn hơn cả. Lúc này, người dân mới đi mua sắm nhiều. Trung bình một ngày những người chạy xe lai như ông chở được 10 đến 15 chuyến, tính ra cũng kiếm được hơn 1 triệu/ngày.

“Khoảng thời gian từ 25 đến 30 Tết là cao điểm mua sắm, tôi phải chạy xuyên trưa đến khoảng 9h tối mới được về nhà, thù lao kiếm được khoảng 3 đến 4 triệu. Ngày thường chạy xe cả năm cũng chỉ đủ chi tiêu trong gia đình. Nhưng chỉ khoảng 15 ngày chạy xe chở cây cảnh Tết đã kiếm được 20 đến 25 triệu”, ông Khang chia sẻ.

{keywords}
 
{keywords}
Xe ôm chỉ chở được từng cây
{keywords}
 Nhưng những cây to nhiều người phải thuê xe tải hay xe cẩu để cẩu cây
{keywords}
Những xe cẩu này khá đắt khách 
{keywords}
 

Những người chạy xe lai tâm sự, “đây là việc nhẹ, lương cao” nên vào thời vụ, dù bận việc đến mấy họ cũng đều gác lại để đi chở cây cảnh.

Ông Lê Tuấn Hùng cho biết, ngày thường ông chạy xe ôm ở gần cổng trường chuyên Lam Sơn (TP. Thanh Hóa), cả ngày cũng chỉ kiếm được 100.000 đến 200.000 đồng. Thời điểm này ông chuyển đến vị trí các điểm bán đào, quất để chở, một ngày kiếm được 700.000 đến 1.000.000 đồng.

“Chạy xe máy không chở được chậu cây to, cũng không chở được nhiều cây một lúc, tuy nhiên cơ động hơn. Ngoài tiền công, có khi chở cây đến cho nhà chủ giàu có họ lại bồi dưỡng thêm tiền”, ông Hùng chia sẻ.

Theo ông Hùng, ở đây những người chạy xe ôm như ông thu nhập thấp nhất. Nhiều phải nói đến dịch vụ xe cẩu. Bởi lẽ, xe cẩu không có nhiều như xe ôm và xe ba gác, trong khi đó các loại cây cảnh đều dùng chậu to. Muốn vận chuyển, chỉ có xe cẩu mới có thể nâng lên được. Giá của xe cẩu này cũng cao và độc quyền.

Một tài xế xe cẩu kể rằng những ngày này anh làm không hết việc. Mỗi lượt cẩu chỉ hết khoảng vài phút đồng hồ, tùy vào vị trí, số lượng cây và chậu to hay nhỏ để tính tiền. Tuy nhiên, giá mỗi lần cẩu cũng được tính bằng tiền trăm.

Lê Dương

Dân Hà thành đổ ra đồng chọn quất chơi Tết, nhà vườn thu tiền tỷ

Dân Hà thành đổ ra đồng chọn quất chơi Tết, nhà vườn thu tiền tỷ

Không chỉ dân buôn, thời điểm này người dân Hà thành cũng bắt đầu đổ ra cánh đồng quất lớn nhất nhì Thủ đô để chọn những cây ưng ý nhất về chơi Tết. Nhờ đó, nhà vườn hối thả thu tiền tỷ.