Theo các nhà tâm lý học, hầu hết mọi người có thể kiểm soát được các cơ dưới của mặt để trò chuyện hoặc ăn uống, nhưng thường “bó tay” với các cơ “cứng đầu” hơn ở phía trên mặt, dẫn đến khả năng xảy ra các cử động ngoài ý muốn.
Diễn viên Jim Carrey thủ vai người bố hay nói dối trong bộ phim Liar Liar của điện ảnh Mỹ. Ảnh: Rex Features. |
Tờ Telegraph dẫn lời tiến sĩ Leanne ten Brinke, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho hay: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, các cơ mặt không bị kiểm soát hoàn toàn. Một số cơ nhất định có khả năng ‘phản bội’ kẻ nói dối, đặc biệt trong những tình huống kịch tính và dâng trào cảm xúc”.
Nhóm nghiên cứu phát hiện, kẻ nói dối thường dướn các cơ trán, ví dụ như nhướng mày, để biểu lộ sự ngạc nhiên. Những người này cũng gia tăng hoạt động của các cơ gò má to, nằm xung quanh miệng, khiến họ vô tình nhếch môi tạo thành nụ cười.
Trong khi đó, những người chân thật có xu hướng kích hoạt các cơ trán và cơ mày, gây nhăn trán và nhíu mày để thể hiện nỗi đau thực sự. Tiến sĩ Brinke nhận định, những kẻ nói dối không thể giả tạo trạng thái cảm xúc như vậy trên khuôn mặt của họ.
Mặc dù các kết quả nghiên cứu rất hữu ích trong việc vạch trần kẻ nói dối nhưng bà Brinke cảnh báo chúng không phải là “chìa khóa vạn năng”. Nhà khoa học này nhấn mạnh: “Không phải tất cả mọi người đều để lộ các cảm xúc thực của họ. Hơn nữa, một số người tỏ ra giỏi hơn những người khác trong việc diễn kịch”.
Tuấn Anh
Một nghiên cứu mới đây trên Tạp chí PLoS cho rằng, phụ nữ càng cao và có chỉ số BMI càng lớn thì càng có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng hơn.
Ở tuổi nào chúng ta hạnh phúc nhất? Một cuộc khảo sát mới đây đã tìm ra đáp án cho câu hỏi đơn giản nhưng khá thú vị: Ở độ tuổi nào bạn hạnh phúc nhất? Chuyện ly kỳ về bé gái “ma trắng” Triệu chứng của bé gái Olivia được gọi là “ma trắng” khi bé sinh ra gần như không có máu bên trong cơ thể. |