LTSNgày 14/7, Bộ Y tế đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn mới về cách ly y tế F1 và điều trị F0 tại nhà. Dưới đây là góc nhìn của TS Vũ Thành Tự Anh (Đại học Fulbright Việt Nam) về vấn đề này.

Bộ Y tế đã mở đường cho TP.HCM thí điểm cách ly F1 tại nhà. Trong điều kiện các cơ sở cách ly và điều trị đều quá tải và sẽ còn tiếp tục quá tải, liệu thành phố có nên thí điểm cách ly F0 ở nhà hay không?

Thực ra, với việc thí điểm cách ly F1 tại nhà, TP.HCM đã gián tiếp thí điểm cách ly F0 tại nhà. Tại sao lại như vậy?

Để thấy điều này, giả sử trong 15 ngày qua, số lượng thí điểm F1 đã đạt một con số nhất định, lấy ví dụ là 1.500 người. Chúng ta biết là sẽ có một tỷ lệ nào đó F1 sẽ trở thành F0. Để đơn giản, giả sử tỷ lệ này là 15%, và như vậy 225 F1 “thí điểm” có tiềm năng trở thành F0.

Giả sử thêm rằng trong 15 ngày qua, trong số 225 F1 “thí điểm” này, chỉ có 200 người thực sự dương tính, và do vậy chính thức trở thành F0 (vì có một số người cần hơn 14 ngày kể từ khi phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2 đến khi xuất hiện triệu chứng).

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì các F1 cách ly tại nhà sẽ được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 5 lần vào ngày thứ 1, 7, 14, 20 và 28 kể từ khi bắt đầu cách ly. Như vậy, nếu giả định thời gian chuyển sang dương tính tuân theo phân phối đồng nhất, thì giữa các đợt xét nghiệm, có tới cả trăm F0 đang được cách ly tại nhà trong các khoảng thời gian khác nhau, tất nhiên là dưới dạng “F1 thí điểm”.

{keywords}
Các F0 về nhà cần theo dõi y tế chặt chẽ


Lập luận dựa trên một loạt giả định như vậy chứng minh một điều, đó là bản thân việc thí điểm cách ly đối với F1 tại nhà của TP.HCM vô hình trung cũng chính là thí điểm cách ly F0 tại nhà, chỉ khác ở chỗ quy mô nhỏ hơn so với F1 và quy định ít chặt chẽ hơn so với F0 (nếu có trong tương lai).

Để có thể ra quyết định dựa trên bằng chứng, điều quan trọng là TP.HCM cần tổng kết chương trình thí điểm cách ly F1 tại nhà, nếu kết quả tốt thì triển khai trên toàn thành phố.

“Tốt” ở đây có nghĩa là: Tỷ lệ chuyển từ F1 sang F0 thấp hơn hoặc bằng nhóm tương đương khi cách ly tập trung (có thể là nhờ tránh được lây nhiễm chéo trong khu cách ly); Các trường hợp chuyển thành F0 được can thiệp y tế kịp thời khi cần; Tỷ lệ lây nhiễm của những F1 chuyển thành F0 cho người xung quanh ở mức chấp nhận được.

Dù kết quả tổng kết có thế nào đi chăng nữa thì chương trình thí điểm cách ly F1 tại nhà cũng đóng vai trò hết sức quan trọng giúp thành phố quyết định những bước đi tiếp theo, trong đó bao gồm cả khả năng cách ly F0 không có triệu chứng ở nhà để giảm sức ép cho hệ thống y tế hiện đang ngày càng quá tải.

TS Vũ Thành Tự Anh 

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Mọi ý kiến trao đổi gửi về email: gocnhinthang@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!

Cách ly F1, F0 tại gia: Cách nào để không biến cả nhà thành ổ bệnh

Cách ly F1, F0 tại gia: Cách nào để không biến cả nhà thành ổ bệnh

Cách ly y tế F1 tại nhà là quyết định hết sức khó khăn của lãnh đạo ngành y tế TP.HCM. Là người từng ở vị trí quản lý và đưa ra những quyết định thay đổi táo bạo để cải cách, tôi hiểu điều này khó như thế nào.