Ayaidah, một tộc người Bedouin du mục ở Ai Cập hiện là cộng đồng cuối cùng trên thế giới vẫn còn sử dụng nghi thức cổ Bisha’h để xác định nghi can trong một vụ án là vô tội hay có tội.
Tổng thống Pháp nhờ người tiền nhiệm giúp dẹp biểu tình?
Đức chấn động vụ nhà báo nổi tiếng bịa tin suốt nhiều năm
Theo AP, Bisha’h được coi là cách phát hiện nói dối cổ nhất và "độc, dị" nhất thế giới hiện nay. Trong đó, đối tượng bị áp dụng sẽ phải liếm vào một chiếc thìa hoặc thanh sắt nung đỏ trước sự chứng kiến của các thủ lĩnh bộ lạc. Nếu lưỡi của người đó bỏng rộp, anh/cô ta được coi là có tội. Ngược lại, nếu lưỡi không bị tổn thương gì, anh/ cô ta được tuyên vô tội.
Bisha’h được tin có từ thời Lưỡng Hà cổ đại (từ thế kỷ 4 tới thế kỷ 6 trước Công nguyên) và được hầu hết các bộ lạc người Bedouin áp dụng suốt nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, tất cả các bộ lạc này, ngoại trừ Ayaidah, cuối cùng đã từ bỏ nó. Nghi thức hiện bị cấm ở các nước như Jordan và Ảrập Xêút, nhưng vẫn được phép tồn tại ở Ai Cập, dù các nhóm tôn giáo tại quốc gia châu Phi này coi nó là phi Hồi giáo.
Trước kia, Bisha’h hầu như luôn được sử dụng trong các trường hợp phạm tội không có nhân chứng. Các nghi phạm sẽ phải liếm vào thìa sắt nung đỏ để chứng minh sự vô tội của mình. Dù kết quả như thế nào, phán quyết đưa ra sau đó không thể đảo ngược.
Thìa sắt được nung đỏ ... |
Sự tồn tại của Bisha’h căn cứ vào quan điểm cho rằng, một người nói dối luôn lo lắng và bị khô miệng, nên lưỡi của họ sẽ bị bỏng rộp khi chạm vào kim loại nóng. Ngược lại, nếu vô tội, tâm thế của mọi người luôn thoải mái nên nước bọt tứa ra nhiều sẽ bảo vệ lưỡi khỏi bị tổn hại khi chạm kim loại nóng.
... trước khi được sử dụng để nghi phạm liếm. Ảnh: Oddity Central |
Tuy nhiên, những người phản đối Bisha’h quả quyết, nghi thức này không chính xác. Trong nhiều trường hợp, nó không chỉ gây tổn hại lưỡi của các nghi phạm mà còn dẫn đến việc họ bị kết án oan dù thực tế vô tội.
Ngày nay, bộ lạc Ayaidah chỉ sử dụng Bisha’h như phương thức phân xử vụ án cuối cùng, khi các bên liên quan không thể đi đến thống nhất hoặc không có bằng chứng thuyết phục khác.
Bisha’h cũng được dùng như một chiêu hù dọa các nghi phạm phải thú nhận tội và giúp nhanh chóng giải quyết các tranh chấp dân sự. Ví dụ, nếu nguyên đơn chấp nhận bồi thường trước khi Bisha’h được tiến hành, các tộc trưởng sẽ không ra lệnh tiến hành nghi thức cổ này nữa. Song, đây cũng chính là nhược điểm của phương thức xác định nói dối này, vì một số người có thể sẽ nhận tội để tránh phải liếm vào chiếc thìa sắt nung đỏ.
Đáng chú ý, Bisha’h được tổ chức công khai với sự tham gia của các đương sự, những người ủng hộ họ và các thành viên khác trong bộ lạc. Người chủ trì hay quan tòa được gọi là Mubesha. Nếu nghi phạm chọn không tham gia một buổi phân xử bằng nghi thức Bisha’h hoặc từ chối liếm vào chiếc thìa/ thanh sắt nóng chảy, anh/cô ta đương nhiên sẽ bị coi là có tội.
Tuấn Anh
Bị Mỹ "cấm cửa" vĩnh viễn vì khai nhầm là khủng bố
Một người đàn ông Scotland đã tự đẩy mình vào rắc rối lớn khi vô tình khai nhầm bản thân là khủng bố trên mẫu đơn trực tuyến xin cấp visa Mỹ.
Ngày này năm xưa: Kết cục buồn cho cuộc tình cổ tích của Công nương Diana
Ngày 9/12/1992, sau một thời gian dài dư luận xôn xao đồn đoán, Thủ tướng Anh chính thức xác nhận vợ chồng Thái tử Charles và Công nương Diana ly thân.
Dân mạng sôi sục vì hành động "lạ" của Phó tổng thống Mỹ
Hành động "lạ" của Phó Tổng thống Mỹ Pence trong cuộc gặp giữa Tổng thống Trump với các lãnh đạo Dân chủ tại Nhà Trắng đã trở thành đề tài bàn tán xôn xao.