- Khiếm thính ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nghe, tiếp nhận và truyền tải thông tin với thế giới bện ngoài. Vậy làm sao để phát hiện trẻ bị khiếm thính?
Cảm động cha con khiếm thính cùng nhau hát
Biểu cảm của bé trai khiếm thính khi nghe tiếng mẹ lần đầu làm 'chao đảo' dân mạng
Nữ sinh 'diễn' bằng tay trước ống kính
Để phát triển ngôn ngữ, trẻ cần có thời gian tiếp thu, lĩnh hội ngôn ngữ, biết phân biệt đồ vật hay màu sắc, người thân bằng cách nghe và bắt chước phát âm. Tuy nhiên nếu trẻ bị điếc, tùy theo mức độ sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ. Bệnh sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ.
Khó phát hiện trẻ bị khiếm thính
Khiếm thính là loại khuyết tật rất khó nhìn thấy được và hầu hết các trường hợp được phát hiện khi trẻ đã lớn và đến tuổi đi học. Trong khi đó, các chuyên gia nhi khoa cho rằng, nếu được can thiệp sớm thì trẻ sẽ có cơ hội phát triển ngôn ngữ như bình thường và thoát khỏi dị tật. Nếu phát hiện muộn thì trẻ khiếm thính sẽ không còn cơ hội và bị tàn tật hay điếc vĩnh viễn. Vì vậy, những phụ huynh có con nhỏ nên học biết cách để phát hiện.
Phát hiện trẻ bị khiếm thính
Từ khi sơ sinh vài tuần tuổi là trẻ có thể phân biệt được âm thanh, rồi đến vài ba tháng tuổi, cha mẹ cần tích cực giao tiếp với trẻ… và phải để ý, quan sát phản ứng của trẻ. Nếu như thấy trẻ không có phản ứng lại với các cử chỉ âu yếm, yêu thương, hay không bị giật mình khi nghe tiếng động lớn; hoặc không bớt khóc khi được mẹ dỗ dành bằng lời nói… khi đó nên nghĩ ngay đến khả năng trẻ có thể chậm phát triển hay khiếm thính và cần cho trẻ đến bác sĩ chuyên khoa khám.
Nếu trẻ 3-6 tháng tuổi không biết hướng về phía có âm thanh; không có phản ứng với giọng nói của bố mẹ; không biết chơi với những tiếng động của trò chơi, tiếng kêu của con vật... hay âm thanh do tự mình phát ra (như tiếng bập bẹ, âm thanh trong miệng trẻ phát ra như đang nói chuyện một mình…).
Giai đoạn trẻ từ 6-12 tháng tuổi, cha mẹ cần để ý đến khả năng phân biệt âm thanh của trẻ. Nếu giấu hai trò chơi phát ra hai tiếng âm thanh khác nhau và kêu kế tiếp nhau, nhưng trẻ lại không có phản ứng, không hề thể hiện sự thích thú thì lúc đó cũng cần phải đặc biệt quan tâm.
Trẻ 10-18 tháng tuổi không thể hiểu và làm theo những yêu cầu đơn giản của người lớn hay không phát triển khả năng nghe và hiểu lời nói, cũng như không phản ứng khi được gọi, không hiểu được những từ đơn giản.
Giai đoạn trẻ từ 12-36 tháng tuổi, nếu trẻ phát triển bình thường thì sẽ phân biệt được rõ tất cả các kỹ năng nghe, nhìn và nói. Nếu lúc này trẻ vẫn còn chậm nói, không giao tiếp được, thì nên cho trẻ đến bác sĩ khám để hát hiện và điều trị kịp thời.
Những trẻ có mức độ giảm thính lực nhẹ và trung bình, sẽ khó phát hiện hơn. Bởi trẻ vẫn có thể nghe và vẫn có thể nói ở một mức độ nào đó. Đôi khi không có một dấu hiệu gì bất thường, trẻ có thể chậm biết nói hoặc nói ngọng. Cho đến khi đi học trẻ mới có những biểu hiện nghễnh ngãng rõ, không hiểu hết lời giáo viên nói.
Dương Thị Uyên