Chuyện là một công ty làm việc cường độ cao đặt ra yêu cầu nhân viên không ngủ trưa trong bối cảnh công việc làm việc kịp kế hoạch với các đối tác: Nên hay không nên?


Theo tôi, nếu làm kiểu kế hoạch dự án ngắn vài tháng tập trung để làm kịp yêu cầu, tiến độ thì được. Nhưng xét lâu dài thì không ổn!! Vì sao? Vì so sánh sức khỏe của Tây với Việt Nam rồi ốp nguyên xi là chả rõ ràng gì cả..  

Cần phải phân tích một cách cụ thể, rõ ràng Các yếu tố - Cấu trúc tỷ lệ - Ảnh hưởng cụ thể -Cách giải quyết xử lý gồm:

1. Cơ chế dinh dưỡng

Cách ăn và cấu trúc món, tỷ lệ, và loại chất của Tây so với mình khác nhau rất nhiều. Nhân viên công ty VN ăn uống buổi sáng linh tinh, buổi trưa cũng lung tung là nhiều, Chả chuẩn bị, có kế hoạch chương trình, nên cảm thấy rất nhanh mỏi mệt, lờ đà lờ đờ.

2. Thể trạng, cơ chất sinh lý học tự nhiên

Người Tây Âu khác hẳn VN. Thực tế là nhiều khi nữ của họ cũng khỏe hơn cả nam mình! 

{keywords}

Cách phân tích tốt thì một cách là xem xét bộ: Các yếu tố - Cấu trúc tỷ lệ - Ảnh hưởng cụ thể -Cách giải quyết xử lý, cho rõ ràng.

3. Chất lượng về thiết kế không khí và ánh sáng văn phòng

Các tòa nhà đa số là kín mít lại bố trí dày đặc máy tính. Khí quẩn lưu đọng lớn, đó là khí đọng quẩn trong nội tòa nhà không thoát ra, khí qua máy tính, khí Co2 – từ hàng trăm nhân viên thở ra mỗi ngày là khá lớn. Khí điều hòa thì, một là, hơi lạnh quá và hai là, nói chung là ít O2.

Phần thứ hai, là, địa thế xung quanh tầm nhìn làm quy hoạch, có kế hoạch trồng cây to nhiều và không đúng cách nên hàm lượng O2 của một số khu vực là rất thấp. Có những nơi, từ trên cao nhìn trên xuống, thấy cả một diện tích rộng lớn không có nổi 1 cái cây.  

Như vậy, mức O2 lưu thông liên tục, êm, nhẹ, tiết kiệm, cho văn phòng làm việc thấp là một phần nguyên nhân do không lưu thông khí gây ra hiện tượng hay mỏi mệt. Ngồi làm việc ngột ngạt quanh năm, đặc biệt là mùa nắng nóng. Có nhiều công ty, chỉ làm mới đến 10h sáng mà nhân viên bắt đầu lờ đờ rồi.

Đó là nguyên nhân vì sao mà các công ty này và rất nhiều nhân viên hay mỏi mệt, hay ngủ trưa, không sáng tạo và không làm ra sản phẩm mới.

4. Tác động của khí hậu

Điều kiện khí hậu của phương tây khác mình nhiều nên họ làm việc cả ngày không mỏi mệt. Tọa độ vị trí địa lý của Việt Nam là nhiệt đới, tương đương nằm ngang chính giữa lòng châu Phi về tọa độ ngang trên bản đồ thế giới. Cho nên, nhiệt độ mùa hè nóng khủng khiếp. Đặc biệt là Hà Nội. Toàn bê tông với cốt thép, lúc ngồi trong điều hòa thì cảm giác tươi phơi phới, nhưng cứ đi đâu lao ra gió nắng chỉ 15-30 phút thì mệt rã rời. Mùa đông thì gió nhiệt đới ẩm Bắc Bộ, lạnh thấu xương, kể cả trong... chăn. Lúc giao mùa thì ẩm ướt, uể oải.

Cho nên, khách quan thì tác động của khí hậu tới sức khỏe là một phần khiến hình thành bản năng, thói quen, và nghỉ, ngủ trưa giữa các chặng của 1 ngày của 50-60% dân số. Đây là điều khách quan.

Lập luận ngược của công ty kia là: Nhưng chúng tôi thấy rằng những nước nào mà ngủ trưa thì năng suất thấp, GDP ít tăng, nên chúng tôi sẽ không ngủ trưa. Đúng là có thống kê thế. Nhưng trong cái cách phân tích của thống kê đó của họ thì thiếu một điều là: Các nước đó toàn nằm trong khu nhiệt đới và Việt Nam nằm trong số đó. Nên kết luận thế là không đúng.

5. Văn hóa, tác phong làm việc ảnh hưởng tới sức khỏe

Kiểu làm việc ở VN mà cấu trúc xác định làm việc ngồi cả ngày, quanh năm, nhưng mà bộ Tư thế - Khoảng cách - Tỷ lệ - Cử động thì phần nhiều sai lệch (Biomechanics + Ergonomics + Sustainability). Bảo sao mà không nhanh hay mỏi mệt, buồn ngủ?

Thống kê qua quan sát nhiều nơi cho thấy, khoảng 90% các nơi làm việc văn phòng của VN đều gặp phải vấn đề này (Kể cả công ty xịn nhất!).

{keywords}
Ảnh minh họa

Cụ thể: Tay hay bị cao quá lâu dài, gây giảm tập trung, tốc độ, trí nhớ, đau cổ tay. Carpal Tunnel Sydrome. Lưng thì đệm không đúng vị trí, lực, gây mỏi. Cổ bị với, dướn, làm khớp cổ mỏi. Mắt: thì luôn xem màn hình, nhưng (i) Bố cục ít chuẩn, cỡ chứ bị quá nhỏ, quá to, gây quên (ii) Ánh sáng gây chói chiếu gián tiếp ( iii) không điều tiết cách quãng thời gian theo công thức 20 phút gần + 2p phút nhìn xa. (iv) Thiếu hẳn ánh sáng mặt trời, toàn Neol. Lâu dài thành Computer Vision Syndrome - Triệu chứng mắt liên quan tới máy tính. Chân: ngồi không chạm đất và kê cao trước để giãn lực giảm lực nén tụ ở hông, gây nghẽn, đau hông, đau lưng, đau đầu gối, khớp.

Bài tập thể lực để gia tăng bổ sung các phần ít vận động để tạo cân đối: thì không có mấy. Cơ chế vận động định kỳ cũng chưa xác định rõ, cho chuẩn để tự động hóa. Như vậy, ngồi làm nhiều mà lệch, cho nên cứ các cơ mỏi, và năng lượng thần kinh điều khiển tiêu hao, nên đến trưa là mệt, ngủ gục! Ngồi mà đúng chuẩn thì làm việc liên tục 20 tiếng cũng chả sao.

6. Chất lượng giáo dục có ảnh hưởng  

Giai đoạn học sinh, sinh viên cứ cắm đầu học chứ đâu biết là tập thể lực thể chất và dinh dưỡng. Tại sao cơ cấu công việc của Ban Tài chính Quốc gia, hay Ban Kinh tế Quốc gia của Việt Nam thì làm việc lại không có các bộ phận chuyên về Sức khỏe lao động, và Cải tiến năng suất như các nước?

Các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp đều không có mấy. Cách làm báo cáo: Biết tí tẹo nhưng lung tung! Chả làm theo chuẩn quốc tế. Cách phân tích vấn đề : Chả có mấy, lùng bà lùng bùng. Cách phối hợp trong Dự án: Có và rất hay... nhặng cả lên. Cách tổng hợp tình hình: Chả viết tốt mà nói như ngồi vỉa hè tán gẫu. Cách dùng tiếng Anh: Yếu, hầu như không có gì đáng kể.

Thiếu khá nhiều. Thế nên lúc làm việc lộn xộn đến buổi trưa mệt, buồn ngủ. Hệ thống hóa, đâu ra đó thì sẽ không hề có cảm giác mệt.

7. Chất lượng truyền thông, cách làm thông tin chuyên nghiệp 

Yếu tố chất lượng thông tin là một phần cốt lõi... gây mỏi mệt. Bất kể làm thế nào, thì viết lách, biên soạn phải là một phần chính. Cần tốt. Chuẩn. Kĩ càng. Làm thông tin tốt là một kỹ năng đòn bẩy mạnh rồi. Mà đặc biệt là truyền thông của các công ty chuyên về thông tin (và CNTT) mà cũng nhiều khi làm rất dở. Khối IT Softawre, Service lại đặc biệt yếu cái này. Quản trị tri thức, thiếu. Làm tốt thì tới mức đi đâu chả là làm. Ngồi vắt vẻo bãi biển, uống nước dừa, ăn hoa quả, hóng gió mát, tay laptop điều hành, cần gì phải văn phòng! 

8. Hiểu biết, kiến thức về y học cơ bản là một trụ cột. Rất cần thiết. Cần bổ sung thêm, hệ thống hóa, để hỗ trợ làm nền cho phát triển công việc, khá hiệu quả tốt.  

Cụ thể là: Cái đơn giản như, sau khi xong một bữa ăn là một quá trình tiêu hóa diễn ra như thế nào? Trải qua 3 công đoạn: Chặng 1, Dịch vị, Dạ dày - Chặng 2, Ruột non - Chặng 3, trao đổi chất toàn thân. 

Không biết thế nên đang chặng thứ nhất mà lại nằm lăn ra ngủ. Ngủ là hoạt động thụ động thì làm chậm tất cả các cơ quan nên khiến cho quá trình hấp thụ yếu và giảm hoạt tính và làm suy yếu các chức năng, sinh lý tổng hợp hóa sinh. Thực tế, phần nhiều nhân viên ăn xong là nằm lăn ngay ra ngủ, phải đến 60%! Và một điều nữa là người Việt Nam hay kiểu ăn nhanh qua qua cho xong rồi tiêu hóa chậm. Tây, Nhật rất khác, ăn kỹ, chậm để tiêu hóa nhanh (Cộng với cách thiết kế món ăn. Như Nhật thì ăn 10 chất. Việt Nam ăn 3,4 chất. Thiếu các chất cho các loại cơ quan khác nhau thì chúng không hoạt động mạnh, thì bảo làm sao hay mỏi mệt. 

Vậy, cách tốt rút ra công thức là: trong vòng 30 phút - 1 tiếng không được nằm. Lúc ăn là 12h, thì sau đó, đứng, hoặc ngồi trong vòng 30 phút - 1 tiếng. Đến 1h nằm nghỉ 30 phút.

9. Ảnh hưởng của phần thời gian đi đường đi làm hàng ngày, mà không biết tự bảo vệ, hít nhiều bụi, khói xe và mắt bị bụi nhiều là nguyên nhân gây mỏi mệt buổi trưa.

Sống trong điều kiện ở VN lâu dài thì để ý thấy là đi đường, lượng khói, bụi, bay vào mắt do đi xe là khá nhiều, gây ra hiện tượng cơ học co giãn mắt mỏi: i) làm suy yếu độ nhạy, và ii) giảm tính bền bỉ của mắt, và thời lượng làm việc iii) giảm sức tập trung (iv) suy yếu hô hấp.

Nhưng, ở bên Tây khác, bên Singapore khác, bên Nhật càng khác:  Thời gian đi làm, thì đường sá sạch bong không một tí bụi nào. Đại khái, họ quản lý theobộ 5 tiêu chuẩn: Quy trình công nghiệp - Luật pháp mạnh - Ý thức người dân - Giáo dục. Và thiết kế chính sách qua phân tích cạnh tranh giữa các quốc gia. Nhưng VN không hề thế! Chính vì thế cho nên họ ít mỏi mệt. Mà hầu hết, tới 99% người VN đi đường là không hề bảo vệ mắt và hô hấp.

Cách bảo vệ mũi, mắt mà không tốt, mắt bị bụi nhiều thì cứ đến tối là mắt mỏi, không thể và không muốn làm gì. Cách tốt thì bạn có thể tăng làm việc vài tiếng mà cảm thấy rất thoải mái và rõ ràng.

10) Tỷ lệ đi bộ ít trong một ngày cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới giấc ngủ trưa

Tính bình quân, người VN đi bộ ít hơn nhiều so với các nước. Đi bộ nhiều thì ngủ ngon hẳn, phần do các cơ được vận động tốt, phần do lượng mồ hôi thoát ra nhiều làm cơ thể sạch nội chất và phần do nhịp tim khỏe lên. 

11. Nước uống hàng ngày

Uống nước không sạch, bất cẩn và không đúng thời điểm dẫn đến lượng chuyển hóa chất bị suy yếu, nước làm sạch toàn thân chậm, và các cơ quan chính quan trọng là thận và gan phải hoạt động nhiều hơn và nhanh hết nguyên liệu và bị lắng cặn, suy yếu, do hàm lượng sắt tan hơi cao trong các hệ thống đường ống nước hàng chục năm...

Thử nghiệm cho thấy, sau khi đo đạc uống nước sạch đúng cách khoa học tại các thời điểm hợp lý, đều đặn hàng ngày thì cảm giác hầu như không còn buồn ngủ mấy, và cảm giác mệt mỏi giảm hẳn. Thậm chí, lắm đêm thức trắng mà vẫn khỏe re. 

Vậy tính toán kế hoạch cho quy mô tập đoàn với hàng chục ngàn người thì nước sạch, tốt, là một điểm nho nhỏ nằm trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực.

Cách giải quyết các vấn đề trên không có gì khó khăn. Bằng cách: Cải tiến các yếu tố trên kết hợp đúng, sát chuẩn, là được. Thiết kế một không gian phòng nghỉ, ngủ. Xác định tính toán làm lâu dài thì đặt thiết kế loại gường xếp 3 tầng xếp 1, nhỏ gọn, điều hòa đầy đủ, đệm êm đàng hoàng, nước nôi sẵn sàng, ai cần cứ thế nghỉ. Quá dễ. Chuẩn hóa, hoàn chỉnh. Tốt. Cứ thế mà chạy. 5-10-20 năm vẫn chạy tốt.

Độc giả Trần Hữu Tuyến

BẠN NGHĨ GÌ VỀ Ý KIẾN NÀY?