Hàng loạt các chuyên cơ, máy bay vận tải, trực thăng của các đoàn đại biểu tham dự Tuần lễ cấp cao APEC đã đến Đà Nẵng. Gây chú ý nhất là hai máy bay vận tải Boeing C-17 và C-130.

{keywords}
Gulfstream Aerospace GVI: Tối 3/11, một chiếc máy bay cá nhân mang số hiệu N762MS đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng. Theo dữ liệu của Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), chiếc máy bay Gulfstream Aerospace GVI đời 2011 với số đăng ký N762MS thuộc về chuỗi cửa hàng bán lẻ Walmart (trụ sở tại Mỹ). Đây là chuyên cơ đầu tiên đáp xuống Đà Nẵng tham dự tuần lễ APEC. Mẫu máy bay này còn có tên gọi là Gulfstream Aerospace G650, được phát triển vào năm 2005 và chính thức ra mắt vào năm 2008. G650 là chiếc máy bay cá nhân lớn nhất và nhanh nhất với tốc độ siêu thanh tối đa là Mach 0.925 (khoảng 1.133 km/h).

{keywords}
Chiếc máy bay này có thể chở từ 11 đến 18 hành khách, sử dụng hai động cơ Rolls-Royce BR725, mỗi động cơ đều có lực đẩy tối đa 17.000 pound (75,6 kN). Hãng Gulfstream tuyên bố rằng với trọng lượng 45.400 kg, nó có thể dễ dàng hạ cánh tại các đường băng nhỏ. Máy bay Gulfstream Aerospace GVI có giá bán khoảng 66,61 triệu USD.

{keywords}
Boeing B737-800: Chiếc Boeing B737-800 của hãng hàng không SilkAir chở giám đốc Ban thư ký APEC đã đáp ở sân bay Đà Nẵng vào sáng 4/11. SilkAir trực thuộc hãng hàng không quốc gia Singapore Airlines (SIA). Đây là hãng chuyên bay các chuyến bay ngắn và trung bình trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

{keywords}
Boeing B737-800 thuộc Boeing 737NG thế hệ thứ 3. Được sản xuất từ năm 1994 và chính thức hoạt động năm 1998, B737-800 là phiên bản kéo dài của 737-700, và thay thế cho 737-400. Máy bay B737-800 có sức chứa từ 162 đến 189 hành khách, cạnh tranh với Airbus A320. Giá bán của Boeing B737-800 là 98,1 triệu USD.

{keywords}
Chuyên cơ Ilyushin IL-96-300:  Máy bay Ilyushin IL-96-300 của Nga, mang số hiệu RA 96023 đã đáp xuống sân bay Đà Nẵng tối 4/11. Đây là chiếc máy bay trong phi đội đặc biệt của hãng hàng không Rossiya Airlines, phục vụ những chuyến bay quan trọng, sức chứa chỉ 160 người so với dòng thông thường là 250 người. Thế giới hiện có 28 chiếc IL 96. Một số máy bay được dùng chuyên chở lãnh đạo và các nhân vật quan trọng của chính phủ Nga. Máy bay IL 96 thông thường có tầm bay trên 11.000 km, trọng lượng cất cánh tối đa 250 tấn. Mỗi chiếc có giá khoảng 50 triệu USD.

{keywords}
Chuyên cơ Ilyushin Il-76: Bên cạnh Ilyushin IL-96-300, máy bay Ilyushin Il-76 cũng theo đoàn đại biểu của Nga đến Việt Nam. Các máy bay này chở đội siêu xe của Tổng thống Putin, trong đó có xe Mercedes-Maybay S600 và trang thiết bị an ninh. Ilyushin Il-76 là máy bay vận tải chiến lược, sử dụng động cơ phản lực 4 cánh quạt. Ra đời vào năm 1967, Ilyushin Il-76 được sử dụng để vận chuyển, phản ứng khẩn cấp các cuộc sơ tán dân sự cũng như cứu trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai trên khắp thế giới. Chuyên cơ Ilyushin Il-76 có thể cất cánh từ những đường băng ngắn và không chuẩn bị sẵn sàng, có khả năng đương đầu với những điều kiện thời tiết tồi tệ nhất có thể xảy ra. Ilyushin Il-76 chở đoàn tiền trạm của Nga đến Việt Nam ngày 4/11, ngay trong lúc bão Damrey đang diễn biến.

{keywords}
Boeing C-17 Globemaster III: 4 ngày trước khi Tổng thống Trump đến Việt Nam dự APEC, máy bay vận tải cỡ lớn C-17 chở trực thăng Marine One vừa đáp tại sân bay Đà Nẵng chiều ngày 6/11. Máy bay vận tải C-17 là phương tiện chủ lực trong việc vận chuyển, hậu cần. Boeing C-17 Globemaster III là máy bay vận tải quân sự hạng nặng ra mắt năm 1993, phục vụ trong không quân Mỹ và một số nước khác. C-17 có chiều dài 53 m, sải cánh rộng 52 m, có thể mang được 78 tấn hàng hoá hoặc 158 người.

{keywords}
C-17 có thể vận chuyển được hầu hết thiết bị chiến đấu di động của quân đội Mỹ như xe tăng M1 Abrams, xe bọc thép M2/M3 Bradley hoặc 4 máy bay trực thăng vận tải UH-60 Blackhawk, 2 máy bay trực thăng tấn công AH-64 Apache. C17 cần 2 phi công và một người phụ trách bốc hàng mỗi khi thực hiện nhiệm vụ. Giá của một chiếc C-17 tại Mỹ vào khoảng 218 triệu USD.

{keywords}
Trực thăng Marine One: Chiếc trực thăng Marine One được máy bay vận tải C-17 mang đến Việt Nam ngày 6/11. Đây là trực thăng thuộc lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, còn có tên gọi VH-60N "White Hawk". Marine One VH-60N bắt đầu phục vụ Tổng thống vào năm 1987. Theo Business Insider, mỗi năm chỉ có 4 phi công thuộc phi đội HMX-1 Nighthawk của Thủy quân lục chiến được vinh dự lái Marine One. Trực thăng này có thể bay với tốc độ 241 km/h. Marine One được thiết kế đặc biệt để có thể tiếp tục bay khi một trong hai động cơ gặp sự cố.

{keywords}
Máy bay vận tải C-130: Máy bay C-130 của Không quân Hàn Quốc hạ cánh sân bay Đà Nẵng trưa ngày 7/11. Với tên đầy đủ Lockheed C-130 Hercules, đây là máy bay vận tải quân sự phản lực bốn cánh quạt, được thiết kế và xây dựng bởi hãng Lockheed (nay là Lockheed Martin). C-130 là máy bay đa năng có thể sử dụng trong nhiều vai trò khác nhau, bao gồm tấn công quân sự, tìm kiếm cứu hộ, hỗ trợ nghiên cứu khoa học, thám hiểm thời tiết,  tiếp nhiên liệu trên không, tuần tra hàng hải và phòng cháy chữa cháy trên không. Đây là máy bay chiến thuật chính của nhiều lực lượng quân sự trên thế giới. Hơn 40 biến thể và phiên bản của Hercules, bao gồm cả máy bay dân dụng được bán dưới tên Lockheed L-100, hoạt động tại hơn 60 quốc gia. Siêu máy bay vận tải C-130 có tải trọng 20.400 kg, dài 29,8 m, tốc độ tối đa đạt 592 km/h. Giá bán của máy bay vận tải C-130 khoảng 30,1 triệu USD.

{keywords}
Gulfstream G450: Trưa 7/11, máy bay Gulfstream G450 số hiệu B3253 mang logo Hong Kong và số hiệu B8257 của hãng Deer Jet cũng hạ cánh ở Đà Nẵng. Với phạm vi hoạt động đến 8.046 km, G450 có thể bay thẳng từ Mỹ sang Nga. Mẫu máy bay cá nhân còn có tên gọi là Các Gulfstream IV hoặc GIV. Sử dụng hai động cơ Rolls-Royce RB.183 Tay turbofans. G450 gây ấn tượng bởi thành tích bay lên độ cao 12 km chỉ trong 23 phút với tốc độ 849 km/h. Cabin dài 12 m, được bố trí cho 8 hành khách bao gồm khu vực sinh hoạt chung phía trước, khu vực làm việc và phòng riêng phía sau. Cabin có nhiều cửa sổ lớn, cung cấp ánh sáng thoải mái cho hành khách. Vào tháng 10 năm 2016, Gulfstream tuyên bố dừng sản xuất G450 và thay thế bởi dòng G500. Hơn 870 phiên bản G450 đã được sản xuất trên toàn thế giới với giá bán 43 triệu USD.

{keywords}
Gulfstream G550: Trong chuyến thăm Việt Nam, tỷ phú Jack Ma sử dụng chuyên cơ riêng - một chiếc Gulfstream G550 với đầy đủ tiện ích. Đây là mẫu chuyên cơ được nhiều tỷ phú thế giới tin dùng. Gulfstream G550 là một biến thể của Gulfstream V - mẫu máy bay phản lực dành riêng cho doanh nhân được Gulfstream giới thiệu vào năm 1995. Gulfstream G550 chính thức hoạt động vào năm 2003. G550 sở hữu cabin dài nhất, tốt nhất và khoang hành lý lớn nhất so với các đối thủ trong phân khúc. Cabin được chia thành 4 khu vực riêng gồm 12 tùy chọn thiết lập ghế ngồi, có sức chứa từ 12 đến 18 hành khách. Máy bay này có tốc độ siêu thanh tối đa là Mach 0.85 (1.041 km/h). Gulfstream G550 có giá bán khoảng 61,5 triệu USD.

{keywords}
Bombardier Global 5000: Máy bay cá nhân Bombardier Global 5000 xuất phát từ Trung Quốc cũng đã cập cảng sân bay Đà Nẵng chiều 7/11. Bombardier Global 5000 được sản xuất lần đầu năm 1993, là phiên bản ngắn của dòng Bombardier Global Express, một loại máy bay phản lực tốc độ cao chuyên chở khách VIP, do hãng máy bay Bombardier Aerospace chế tạo. Đây cũng là máy bay đối thủ của Gulfstream G550. Bombardier Global 5000 có sức chứa 8-19 hành khách, sử dụng 2 động cơ Rolls-Royce Deutschland BR7 10A2-20 kiểu turbofan, sức đẩy tối đa mỗi động cơ là 14.750 pound (65,5 kN). Vận tốc siêu thanh cực đại của Bombardier Global 5000 đạt Mach 0.85 (khoảng 1.092 km/h). Giá của Bombardier Global 5000 là 40 triệu USD.

(Theo Zing)