Tại Việt Nam, nói đến dịch cúm gia cầm thường người ta hay nghĩ đến H5N1 nhưng trên thực tế nó chỉ là chủng xuất hiện nhiều và gây ra thiệt hại lớn nhất nên người ta quan tâm nhất.

Hẳn nhiều người còn nhớ, dịch cúm gia cầm A/H5N1 bùng phát tại Việt Nam vào cuối tháng 12/2003 ở các tỉnh phía Bắc, sau đó đã nhanh chóng lan tới hầu hết các tỉnh/thành trong cả nước chỉ trong một thời gian ngắn. Đây là lần đầu tiên dịch cúm gia cầm A/H5N1 xảy ra tại Việt Nam, có tới hàng chục triệu gia cầm bị tiêu hủy, gây thiệt hại nặng nền tới nền kinh tế quốc dân. Tính đến nay, dịch cúm gia cầm liên tục tái bùng phát hàng năm tại nhiều địa phương trong cả nước, có thể phân chia thành các đợt dịch lớn.

{keywords}
Ảnh minh họa: Ngọc Dũng

Mấy năm trước, Việt Nam lại xuất hiện thêm 1 chủng cúm gia cầm mới độc lực cao nữa là H5N6. Bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh làm chết hàng loạt gia cầm ở nhiều loài khác nhau như gà, vịt, ngan, chim cút… gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho người chăn nuôi. Đặc biệt bệnh cúm A/H5N6 có thể lây sang người và gây tử vong (đã ghi nhận người mắc dẫn đến tử vong ở Trung Quốc). Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cúm lây truyền từ người sang người.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 

Như vậy, chúng ta có thể thấy bệnh cúm gia cầm là một bệnh không hề đơn giản. Từ khi xuất hiện đến nay, nó đã tiêu tốn của con người không biết bao nhiêu triệu đô. Bởi vậy, chúng ta cần theo dõi sát sao hơn nữa tất cả mọi diễn biến của bệnh từ các chủng mới xuất hiện cho đến độc lực, tốc độ lây lan, những vùng đang nổ ra dịch, cho đến cả những chủng độc lực thấp và khả năng biến chủng của chúng…từ đó có các biện pháp can thiệp nhanh chóng, kịp thời nhất nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tối đa mọi thiệt hại do nó gây ra.

Bên cạnh đó, đây là một căn bệnh toàn cầu nên việc cập nhật thông tin kịp thời khi có dịch xảy ra trên phạm vi toàn thế giới cũng quan trọng không hề kém. Ngoài các biện pháp cục bộ tại vùng, Quốc gia xảy ra dịch, chúng ta còn cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý của giữa các vùng trong 1 Quốc gia và giữa các quốc gia với nhau như vậy mới có hy vọng khống chế được sự lây lan của bệnh cúm gia cầm. 

Để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của các loại vi rút cúm gia cầm A(H7N9), A(H5N1), A(H5N6) sang người, xâm nhập vào nước ta, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

4. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Huy Linh - Ảnh: Ngọc Dũng