Theo chúng tôi, các cơ quan chức năng bước đầu nên khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí để mọi người dân mua áo phao, phao cứu sinh khi đi lại trên sông, trên biển, nhất là ngư dân đi biển dài ngày.

TIN BÀI KHÁC
Cho nghỉ việc khi mang thai không lý do
Chia tay trước giờ lên xe hoa
Giám đốc đi bằng tay và những số phận ám ảnh
Hồ Đầm Hồng (Hà Nội) sẽ được cứu
Hồi âm đơn thư bạn đọc cuối tháng 9/ 2011


Ngày nay, thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, đắm đò...ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp, Nhà nước và nhân dân đang ra sức phòng, chống nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Trong đó, thiệt hại do bão, lũ, tai nạn trên sông, trên biển diễn ra ngày càng nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cả về người và tài sản, đặc biệt là về người. Nhiều vụ việc đau lòng như bão Chanchu đã xảy ra ở khu vực miền Trung, vụ đắm đò ở bản Chôm Lôm (Nghệ An), Phúc Thọ (Vĩnh Phúc), Quảng Bình, Bình Dương...

Như vậy có thể nói, các thiệt hại về đường thuỷ ngày càng nhiều, nghiêm trọng và rất phức tạp. Sau các vụ tai nạn, thiên tai, các cơ quan chức năng triển khai rất nhiều biện pháp để phòng ngừa, hạn chế thiệt hại như: buộc chủ tàu, lái tàu phải có chứng chỉ hành nghề khi ra khơi, đóng cửa các bến đò, hạn chế ra khơi...

Những biện pháp nêu trên cũng góp phần đảm bảo an toàn, hạn chế thiệt hại cho người dân nhưng nó không triệt để, khó khả thi và quan trọng hơn là làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, đời sống của nhân dân ở vùng ven sông, ven biển.

Chúng ta đều biết các hoạt động đánh bắt thuỷ sản, giao thông đi lại có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống, sinh hoạt của nhân dân ở các khu vực này - nơi có hàng chục triệu người sống, tồn tại nhờ vào hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản; làm ăn, đi lại học hành...
Các cơ quan chức năng nên khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí để mọi người dân mua áo phao, phao cứu sinh khi đi lại trên sông, trên biển, nhất là ngư dân đi biển dài ngày.(ảnh minh họa)
Ngoài ra, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu và du lịch trên sông, trên biển cũng là những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Đảng và Nhà nước đã và đang ban hành rất nhiều chính sách khuyến khích phát triển những ngành kinh tế này. Tuy nhiên, chúng ta chưa chú trọng đến việc làm thế nào để đảm bảo an toàn cho người dân đi lại trên sông, trên biển. Bởi, sinh mạng con người mới quan trọng và là ưu tiên hàng đầu,  chứ không chỉ đơn thuần là ban hành các lệnh cấm, hạn chế hoạt động đi lại, làm ăn...

Theo tôi, các cơ quan chức năng nên khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí để mọi người dân mua áo phao, phao cứu sinh khi đi lại trên sông, trên biển, nhất là ngư dân đi biển dài ngày.

Sau một thời gian khuyến khích và thử nghiệm, cần ban hành các quy định về xử phạt hành chính những người tham gia giao thông đường thuỷ (đi lại trên biển, trên sông, kênh rạch...) mà không mang theo áo phao, phao cứu sinh, như đối với người tham gia giao thông đường bộ mà không đội mũ bảo hiểm. Đặc biệt, là xử lý nghiêm các chủ tàu, chủ đò, lái đò, lái thuyền không trang bị áo phao, phao cứu sinh cho hành khách, thuyền viên, người qua đò...trong đưa đón khách, khi hành nghề. Có như vậy, mới góp phần hạn chế được tình trạng tai nạn và thiên tai liên quan đến đường thuỷ ngày càng nhiều như hiện nay.

Phạm Văn Chung - Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum