- Thảo luận dự án Luật quảng cáo tại phiên họp tổ sáng nay (4/11), nhiều đại biểu đề xuất nâng mức xử phạt với các trường hợp quảng cáo sai về chất lượng hàng hàng hóa, nhất là với thuốc chữa bệnh.
Đa số ý kiến đều phân tích tác hại của tình trạng quảng cáo quá mức, quảng cáo sai sự thật đánh lừa người tiêu dùng và cho rằng dự án luật phải có chế tài mạnh mẽ với hành vi này.
Theo Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng Lê Như Tiến, cách làm phổ biến nhất hiện nay là doanh nghiệp mượn hình ảnh một người nổi tiếng hoặc công chức thuộc ngành nghề nào đó liên quan để nhận định về chất lượng sản phẩm. Vậy là dẫn tới tình trạng người dân tin theo quảng cáo.
Ông Tiến cho hay, UB đã nhận được phản ánh của nhiều người dân về việc do tín nhiệm quảng cáo, họ đã mua nhiều mặt hàng thuốc men, thực phẩm chức năng hoặc các loại thiết bị thể thao, máy tập đa năng, hút mỡ bụng... nhưng kết quả là "tiền mất tật mang".
Theo ông, một số bác sĩ cho hay, họ được thuê quảng cáo với giá từ 5 - 7 triệu đồng để nói về chất lượng một sản phẩm nào đó nhưng ngay bản thân họ cũng không biết sản phẩm hay - dở ra sao.
Tán thành với ý kiến trên, đại biểu Bùi Văn Cường (Gia Lai) cho rằng, chế tài xử lý với các quảng cáo sai về chất lượng sản phẩm phải mạnh hơn nữa. Trách nhiệm không chỉ thuộc về doanh nghiệp làm quảng cáo mà còn thuộc về cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm cấp phép và giám sát.
Ông Cường phân tích, khi cơ quan quản lý đã chấp thuận cấp phép cho một nội dung quảng cáo nào đó, nếu khi phát sóng hoặc đăng tin có những vấn đề bị "thồi phồng" quá mức thì người cấp phép phải chịu trách nhiệm. Bởi nếu kéo dài tình trạng này, người dân sẽ hứng chịu thiệt hại.
Còn đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) lại chỉ ra một tác hại khác, đó là những nội dung quảng cáo về các sản phẩm kém chất lượng và thiếu văn hóa về lâu dài sẽ tác động không tốt đến nhận thức của người tiêu dùng, đặc biệt với trẻ em. Đây là những hành vi cần kỷ luật nghiêm túc.
Thậm chí, cần có quy định cấm lạm dụng hình ảnh trẻ em làm công cụ quảng cáo vì có thể làm méo mó nhận thức của các em.
Tại tổ Thái Nguyên, Thừa Thiên - Huế, một số ý kiến cũng đề xuất cần quản lý chặt đối với những sản phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng như thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Ngoài ra, các đại biểu còn đề cập đến vấn nạn quảng cáo ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, sử dụng hình ảnh "mát mẻ" hoặc thậm chí quảng cáo gây bất bình đẳng giới.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cho rằng, hiện các quảng cáo về gia vị chế biến các món ăn đều sử dụng chung công thức, là hình ảnh những người phụ nữ vào bếp nấu nướng mệt nhoài. Còn anh chồng cứ về đến nhà là ngồi đọc báo, xem tivi. Như vậy, vô tình vi phạm Luật bình đẳng giới.
Các nội dung về trên trong dự án luật sẽ còn được chỉnh lý, hoàn thiện. Dự kiến, Luật Quảng cáo sẽ được thông qua vào kỳ họp thứ ba.
Lê Nhung - Thủy Chung
Đa số ý kiến đều phân tích tác hại của tình trạng quảng cáo quá mức, quảng cáo sai sự thật đánh lừa người tiêu dùng và cho rằng dự án luật phải có chế tài mạnh mẽ với hành vi này.
Theo Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng Lê Như Tiến, cách làm phổ biến nhất hiện nay là doanh nghiệp mượn hình ảnh một người nổi tiếng hoặc công chức thuộc ngành nghề nào đó liên quan để nhận định về chất lượng sản phẩm. Vậy là dẫn tới tình trạng người dân tin theo quảng cáo.
Thảo luận về Luật quảng cáo tại tổ Gia Lai - Lào Cai. Ảnh: Lê Nhung |
Ông Tiến cho hay, UB đã nhận được phản ánh của nhiều người dân về việc do tín nhiệm quảng cáo, họ đã mua nhiều mặt hàng thuốc men, thực phẩm chức năng hoặc các loại thiết bị thể thao, máy tập đa năng, hút mỡ bụng... nhưng kết quả là "tiền mất tật mang".
Theo ông, một số bác sĩ cho hay, họ được thuê quảng cáo với giá từ 5 - 7 triệu đồng để nói về chất lượng một sản phẩm nào đó nhưng ngay bản thân họ cũng không biết sản phẩm hay - dở ra sao.
Tán thành với ý kiến trên, đại biểu Bùi Văn Cường (Gia Lai) cho rằng, chế tài xử lý với các quảng cáo sai về chất lượng sản phẩm phải mạnh hơn nữa. Trách nhiệm không chỉ thuộc về doanh nghiệp làm quảng cáo mà còn thuộc về cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm cấp phép và giám sát.
Ông Cường phân tích, khi cơ quan quản lý đã chấp thuận cấp phép cho một nội dung quảng cáo nào đó, nếu khi phát sóng hoặc đăng tin có những vấn đề bị "thồi phồng" quá mức thì người cấp phép phải chịu trách nhiệm. Bởi nếu kéo dài tình trạng này, người dân sẽ hứng chịu thiệt hại.
Còn đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) lại chỉ ra một tác hại khác, đó là những nội dung quảng cáo về các sản phẩm kém chất lượng và thiếu văn hóa về lâu dài sẽ tác động không tốt đến nhận thức của người tiêu dùng, đặc biệt với trẻ em. Đây là những hành vi cần kỷ luật nghiêm túc.
Thậm chí, cần có quy định cấm lạm dụng hình ảnh trẻ em làm công cụ quảng cáo vì có thể làm méo mó nhận thức của các em.
Tại tổ Thái Nguyên, Thừa Thiên - Huế, một số ý kiến cũng đề xuất cần quản lý chặt đối với những sản phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng như thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Ngoài ra, các đại biểu còn đề cập đến vấn nạn quảng cáo ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, sử dụng hình ảnh "mát mẻ" hoặc thậm chí quảng cáo gây bất bình đẳng giới.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cho rằng, hiện các quảng cáo về gia vị chế biến các món ăn đều sử dụng chung công thức, là hình ảnh những người phụ nữ vào bếp nấu nướng mệt nhoài. Còn anh chồng cứ về đến nhà là ngồi đọc báo, xem tivi. Như vậy, vô tình vi phạm Luật bình đẳng giới.
Các nội dung về trên trong dự án luật sẽ còn được chỉnh lý, hoàn thiện. Dự kiến, Luật Quảng cáo sẽ được thông qua vào kỳ họp thứ ba.
Lê Nhung - Thủy Chung