Các kế hoạch của Thủy quân Lục chiến Mỹ nhằm triển khai máy bay MV-22 Osprey tới sân bay căn cứ Futenma, Okinawa, đã phủ bóng đen lên quan hệ liên minh Mỹ - Nhật trong những tháng gần đây.
TIN BÀI KHÁC:
Hàn Quốc tìm cách rút ngòi nổ chiến tranh
Hình ảnh mới nhất về lãnh tụ Fidel Castro
Một máy bay MV-22 Osprey của Mỹ hạ cánh xuống căn cứ không quân Futenma ở
Ginowan, Okinawa. (Ảnh: EPA)
Tâm điểm của tranh cãi là sự an toàn. Các máy bay Osprey đã dính đến hai vụ việc
mới đây, một ở Morocco hồi tháng 4 và một ở Florida hồi tháng 6. Bất chấp một
thỏa thuận ngày 19/9 giữa Tokyo và Washington bật đèn xanh cho các chuyến bay,
các cuộc biểu tình gay gắt phản đối triển khai Osprey tiếp tục diễn ra ở
Okinawa.
Trong khi vấn đề triển khai Osprey đang được giải quyết như một thách thức - liên minh song phương giữa Mỹ và Nhật Bản, mọi người nên lưu ý rằng các
láng giềng của Nhật Bản ở Đông Á - đặc biệt là những nước có tranh chấp lãnh thổ
với Nhật Bản - cũng đang theo dõi sát sao để xem liệu vấn đề này có gây rạn nứt
trong liên minh Mỹ - Nhật.
Không khó để thấy những thách thức liên quan đến việc triển khai Osprey ở
Okinawa trong một bối cảnh chỉ xét đến trong nước, coi đây như một vấn đề quản
lý - căn cứ giữa chính phủ trung ương Nhật Bản ở Tokyo và chính quyền quận
Okinawa ở Naha. Sau tất cả, mối quan ngại đầu tiên liên quan đến Osprey là về an
toàn.
Nên nhớ, căng thẳng về Okinawa kéo dài đã vài năm nay. Sự trệch hướng của thỏa
thuận Mỹ - Nhật năm 2006 về việc bố trí lại quân Mỹ ở Nhật Bản (trong đó có việc
bố trí lại căn cứ không quân Futenma của quân Mỹ ở Okinawa) bởi chính quyền
Hatoyama hồi những năm 2009-2010 đã làm tăng thêm phản đối của người dân địa
phương đối với sự triển khai Osprey ở Okinawa. Thêm vào đó, tin tức hai lính
thủy Mỹ bị bắt giữ vì bị cáo buộc cưỡng hiếp một phụ nữ ở Okinawa lại càng khơi
thêm căng thẳng về sự hiện diện quân sự của Mỹ về khía cạnh con người.
Bồi đắp quan hệ Mỹ - Nhật sau những vụ việc gần đây đòi hỏi phải chú ý nhiều hơn
nữa tới các lợi ích đáng kể của việc triển khai Osprey - không chỉ đối với an
ninh của chính nước Nhật mà còn đối với các nỗ lực nhằm duy trì hòa bình và ổn
định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tâm điểm trục xoay hướng tới châu Á -
Thái Bình Dương của Mỹ là một sự tái cơ cấu quân đội nước này trong khu vực, tạo
ra nhiều cân bằng hơn giữa Đông Bắc và Đông Nam Á.
Ngoài vấn đề trên bán đảo Triều Tiên, khu vực biển
châu Á - Thái Bình Dương đang trở thành một nơi có nhiều tranh chấp hơn trước sự
quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc. Do đó, sự hiện diện quân sự đáng tin
cậy của Mỹ như là một thể hiện các cam kết của Washington đối với an ninh của
các nước đồng minh và bạn bè trong khu vực sẽ có tính quyết định đối với hòa
bình và ổn định của khu vực trong tương lai. Một sự hiện diện luân chuyển nhưng
mạnh mẽ của quân Mỹ là một trong những cách thức quan trọng nhất để đảm bảo cho
các đồng minh và bạn bè của nước Mỹ về một cam kết lâu dài như vậy.
Khả năng chuyên chở tốc độ cao trong khu vực của Osprey là rất cần thiết cho mục
đích này. Các Osprey được triển khai ở Okinawa sẽ cho phép lính thủy đánh bộ Mỹ
phản ứng trước các loại tình trạng khẩn cấp khác nhau ở khu vực châu Á - Thái
Bình Dương. Từ sự hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa cho tới hậu thuẫn các đồng
minh của Mỹ bảo vệ lãnh thổ ở giai đoạn đầu của một cuộc xung đột vũ trang, các
máy bay này sẽ cho phép lính thủy đánh bộ Mỹ di chuyển người và tài sản trong
khu vực nhanh hơn nhiều. Vào thời bình, chúng sẽ giúp quân Mỹ tham gia vào các
nỗ lực phát triển-năng lực. Nói tóm lại, Osprey rất quan trọng cho duy trì nhận
thức trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương rằng Mỹ tiếp tục kiên định cam kết
cung cấp hòa bình và ổn định. Một sự thể hiện hữu hình như vậy không chỉ tái bảo
đảm cho các đồng minh và bạn bè của nước Mỹ trong khu vực mà còn ngăn cản những
kẻ thù tiềm ẩn hành động.
Về ngắn hạn, Futenma là nơi duy nhất có thể tiếp nhận các Osprey. Tuy nhiên,
việc di chuyển thành công sân bay này tới các cơ sở thay thế ở Henoko, ngoài
khơi Vịnh Schwab, sẽ là cần thiết nếu Mỹ tiếp tục vận hành Osprey bên ngoài
Okinawa về dài hạn. Việc bố trí lại sân bay ở Futenma, mặc dù được giải quyết
song phương giữa Mỹ và Nhật Bản, sẽ có một tác động rất lớn đến môi trường an
ninh rộng lớn hơn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tiếp sau thỏa thuận song
phương tháng 6/2012, trách nhiệm phải hoàn thành tiến trình tái bố trí Futenma
hiện nay trực tiếp thuộc về chính phủ Nhật. Các lãnh đạo ở Tokyo cần chú ý đến
đòi hỏi chiến lược: các nỗ lực bố trí lại Futenma phải thành công.
Thanh Hảo (Theo National Interest)