Các chuyên gia cảnh báo, những người trưởng thành trẻ tuổi đang đối mặt với nguy cơ nghiện truyền thông xã hội nghiêm trọng hơn nhiều so với suy nghĩ của chúng ta lâu nay.

{keywords}
Sử dụng mạng xã hội nhiều dễ dẫn đến nguy cơ trầm cảm. Ảnh minh họa: AP

Theo nghiên cứu mới của Trường Y thuộc Đại học Pittsburgh (Mỹ), giới trẻ càng sử dụng truyền thông xã hội nhiều, họ càng nhiều khả năng bị trầm cảm. Các chuyên gia nhấn mạnh, những trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Google Plus, Instagram, YouTube,  Snapchat, Reddit, Tumblr, Pinterest, Vine hay LinkedIn, ... có thể đang nhen nhóm chứng "nghiện Internet", một tình trạng bệnh lý tâm thần gắn liền với sự trầm cảm.

Nhà nghiên cứu Lui yi Lin nói thêm rằng, có thể, những người đã mắc chứng trầm cảm đang tìm tới truyền thông xã hội để lấp đầy chỗ trống. Song, việc tiếp xúc với các trang mạng xã hội có thể tiếp tục gây trầm cảm nặng hơn và dẫn tới vòng luẩn quẩn, nhen nhóm việc sử dụng truyền thông xã hội nhiều hơn nữa.

Bà Lin cảnh báo, việc tiếp xúc với những thể hiện lí tưởng hóa cao độ của bạn bè trên mạng xã hội sẽ khơi gợi những cảm giác ghen tị và lầm tưởng rằng những người khác sống hạnh phúc và thành công hơn. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện, tham gia các hoạt động ít ý nghĩa trên truyền thông xã hội có thể dẫn tới cảm giác "thời gian bị lãng phí", ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng của mọi người.

Việc dành nhiều thời gian hơn cho truyền thông xã hội còn có thể gia tăng nguy cơ người dùng dính líu đến tình trạng "bắt nạt trên mạng" hay các tương tác tiêu cực tương tự khác. Điều đó dễ đẩy họ và những người liên quan phát triển các biểu hiện trầm cảm.

Khám phá mới có thể giúp chỉ dẫn các cách can thiệp lâm sàng và sức khỏe cộng đồng để chống lại chứng trầm cảm, tình trạng được dự báo sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu gây ốm yếu, tàn tật ở các nước có thu nhập cao vào năm 2030.

"Vì truyền thông xã hội đã trở thành một phần không thể tách rời trong tương tác của mọi người, nên điều quan trọng là các chuyên gia lâm sàng cần tiếp xúc với những người trưởng thành trẻ tuổi để nhận diện sự cân bằng cần có, khuyến khích việc sử dụng tích cực và tránh khỏi sự lạm dụng tiêu cực", Brian Primack, giám đốc Trung tâm nghiên cứu truyền thông, công nghệ và sức khỏe của Đại học Pittsburgh giải thích.

Tuấn Anh (Theo Daily Mail)

XEM THÊM CÁC TIN CÔNG NGHỆ MỚI NHẤT: