W-bus brt  4.jpg

Theo đánh giá của Trung tâm điều hành giao thông công cộng Hà Nội, sau nhiều năm đưa vào sử dụng, nhờ việc BRT có làn đường riêng, tốc độ chạy xe trung bình gần 20km/h, thời gian chạy ổn định, tỷ lệ đúng giờ cao nên tạo độ tin cậy cho hành khách.

W-buýt BRT.jpg

Tuy nhiên, vào giờ cao điểm vẫn xuất hiện nhiều người đi xe máy, xe đạp tràn vào làn đường dành riêng cho BRT tạo nên sự bất cập trong quản lý và khai thác. (Hình ảnh lúc 7h45 ngày 25/11 trên đường Lê Văn Lương).

W-buýt BRT.jpg

Được đầu tư cả nghìn tỷ đồng, BRT Hà Nội vẫn bị xem là hiệu quả thấp khi người đi xe đạp, xe máy lấn chiếm và tạo dòng cản thường xuyên, nhất là trong giờ cao điểm. Buýt nhanh nhưng thành buýt chậm vì trục đường này là tuyến huyết mạch, lưu lượng phương tiện dày đặc. (Hình ảnh lúc 8h sáng tại nhà chờ Nguyễn Tuân, đoạn giao với Hoàng Minh Giám).

W-bus brt  1.jpg

Theo khảo sát của VietNamNet, hành khách chỉ đông hơn một chút vào giờ cao điểm trong khoảng 1 giờ buổi sáng và chiều. Sau đó, bên trong các chuyến xe buýt đều thoáng đãng, thừa nhiều ghế ngồi. (Hình ảnh trên một chuyến xe vào khoảng 15h ngày 23/11).

W-bus brt 2.jpg

Những người thường xuyên sử dụng loại hình BRT chủ yếu là học sinh, sinh viên.

W-bus brt  3.jpg

Em Vũ Hoàng Lân, học sinh lớp 10 (quận Hà Đông) cho biết, em sử dụng BRT để đi học vì nhà gần điểm chờ buýt nhanh và không phải lo đông đúc, chen nhau.

W-bus brt 5.jpg

Các nhà chờ BRT trống vắng, không giống như các điểm đón trả khách của buýt thường. 

W-bus brt  7.jpg

Hình ảnh tại các nhà chờ Nguyễn Tuân, Hoàng Đạo Thúy, La Khê... trên trục Lê Văn Lương và Trần Phú (quận Hà Đông) trong khoảng thời gian từ 15h - 16h ngày 23/11.

W-bus brt 9.jpg

Hình ảnh vắng vẻ thường xuyên xảy ra khi xe dừng lại ở nhà chờ. (Hình ảnh một chuyến BRT ở thời điểm 16h ngày 23/11).

W-bus brt  10.jpg

Tuyến BRT 01 ra đời với hy vọng là một giải pháp vận chuyển mới dành cho hành khách, giảm tình trạng ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, số lượng hành khách sử dụng loại hình này vẫn chưa thực sự đông đảo. Trước đó, nhiều chuyên gia nhận định đây là một dự án giao thông "bỏ thì thương, vương thì tội".

Tuyến BRT 01 Kim Mã - Yên Nghĩa được đưa vào sử dụng vào tháng 12/2016 với tổng mức đầu tư trên 55 triệu USD (khoảng 1.100 tỷ đồng). Tuyến dài hơn 14km, sử dụng 55 xe buýt loại 80 chỗ với giá hơn 5 tỉ đồng/xe. 

Kế hoạch ban đầu, BRT 01 phục vụ hành khách 17 giờ mỗi ngày, từ 5h - 22h, tần suất phục vụ ngày thường 5-10-15 phút/lượt với tổng 358 lượt xe, riêng Chủ nhật là 264 lượt. 

Theo quy hoạch chung Thủ đô năm 2011 và quy hoạch giao thông vận tải năm 2016, Hà Nội có 8 tuyến BRT nhưng hiện nay mới làm được 1.