Cao su chân máy là bộ phận được lắp đặt giữa động cơ và khung xe. Bộ phận này có nhiều kích cỡ khác nhau, thường được làm bằng kim loại và cao su. Trong đó, kim loại được sử dụng để chống chịu lực tạo ra bởi động cơ nổ máy, còn lớp cao su được dùng để hấp thụ, làm giảm sự rung động của máy tác động lên khung xe.

Cao su chân máy ô tô là bộ phận được lắp đặt giữa động cơ và khung xe. Ảnh: Anycar

Cao su chân máy ô tô là bộ phận được lắp đặt giữa động cơ và khung xe. Ảnh: Anycar

Một số dấu hiệu nhận thiết cao su chân máy bị hư hỏng cụ thể như sau:

Tiếng ồn từ khoang động cơ

Đây là triệu chứng phổ biến nhất chứng tỏ cao su chân máy bị hư hỏng. Tiếng ồn sẽ phát ra từ khoang động cơ bởi cao su bị mòn hoặc hư hỏng có thể gây ra tiếng va chạm, tiếng đập mạnh và các loại âm thanh khác do động cơ dịch chuyển quá mức tới các điểm tiếp xúc.

Động cơ không cố định vị trí ban đầu

Trên thực tế, nếu chân máy hư hỏng hoặc không cố định tốt sẽ dẫn đến việc động cơ di chuyển lên phía trước, ra phía sau, hoặc từ bên này sang bên kia trong khoang động cơ.

Chuyển động này bạn có thể cảm thấy rõ rệt khi xe tăng tốc và có thể kèm theo tiếng ồn. Đồng thời chuyển động này còn gây hư hỏng cho các khung gầm và sắt xi của xe.

Xe ô tô bị rung lắc khi di chuyển

Nếu cao su chân máy bị mòn hay hư hỏng, khả năng hấp thụ rung từ động cơ sẽ bị giảm đi đáng kể. Vì vậy, độ rung của động cơ sẽ khiến toàn bộ chiếc xe rung lên và khiến hành khách không thoải mái khi ngồi trong xe.

Hiện tượng vô lăng rung

Khi cao su chân máy bị hư hỏng thì dao động từ động cơ sẽ không được hấp thụ dẫn đến rung động trong khoang động cơ cao. Rung động này sẽ truyền đến thước lái thông qua các chi tiết trong hệ thống treo và làm cho vô lăng cũng bị rung theo, đặc biệt là khi chạy với tốc độ nhanh.

Trên thực tế, cao su chân máy là một chi tiết ít được quan tâm nhưng có nhiệm vụ to lớn. Vì vậy, bạn hãy chú ý đến những biểu hiện khi lái xe để biết trước những hư hỏng và có cách giải quyết kịp thời.

Theo Lao động

Tin bài cộng tác xin gửi về email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!

Đi xe số sàn, nên đạp côn hay phanh trước để giảm tốc độ?

Đi xe số sàn, nên đạp côn hay phanh trước để giảm tốc độ?

Khi được học lái xe, đa số các thày đều dạy “côn phanh dừng lại”, có nghĩa khi muốn dừng xe thì đạp côn trước, sau đó đạp phanh để đỡ chết máy. Thế nhưng trên thực tế thì cách xử lý lại khác.