Nhắc đến họ, hầu như giới học thuật và độc giả trên đất nước này đều biết. Nhiều khi dù không muốn biết thì cũng phải biết bởi với truyền thông số, thông tin nó cứ chình ình trên mạng Internet. 

Vào Google, gõ cụm từ “GS Tồn đạo văn” lập tức cho khoảng 2.840.000 kết quả chỉ trong 0,26 giây. 

Con số đó chưa khủng bằng người học trò của ông, bà Vũ Thị Sao Chi, đương kim Phó Tổng biên tập phụ trách tạp chí Ngôn ngữ. Vào Google, gõ cụm từ “Vũ Thị Sao Chi đạo văn” có ngay 83.800.000 kết quả sau 0,38 giây. 

Vẫn biết thống kê trên chỉ để tham khảo nhưng những con số kể trên cũng đủ để nói lên rằng: Chuyện đến nước này thì… nghiêm trọng lắm rồi! 

{keywords}
Có nhiều bài báo về vị GS Tồn.

Với GS Tồn, chuyện “ly kỳ” xảy ra cho đến nay đã gần 20 năm kể từ ngày ông nộp hồ sơ (2002) ở Hội đồng chức danh giáo sư cấp cơ sở Viện Ngôn ngữ học nhưng không được thông qua do nghi án đạo văn.

 Nhưng đến ngày 16/10/2009, Hội đồng Chức danh giáo sư Ngành năm 2009 “Với tinh thần nhân đạo và nhân văn của truyền thống văn hóa Việt Nam, vì sự đoàn kết và phát triển chung của ngành”, các thành viên Hội đồng đã đồng ý 100% bằng cách bỏ phiếu kín để ông được “thăng hàm” Giáo sư.[1] 

Đó là kết quả của sự “nghiêm túc và khách quan”(!) mà một vị GS đầu ngành đã khẳng định: “ông Tồn đã có lỗi và đã trả giá trong 7 năm qua, 2 lần hồ sơ không được thông qua; không nên bắt một người phải trả giá cho một sai lầm cũ suốt đời.[2] 

Không biết trên thế giới này, có nơi nào phong học hàm theo kiểu “tình thương mến thương” như thế không? 

Vài năm lại đây, chuyện đạo văn của GS Tồn bị báo chí và dư luận xới lại. Theo thống kê, cho đến nay đã có hơn 150 bài báo đăng trên mấy chục tờ báo điện tử và báo giấy về vụ ông Tồn lấy những kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu sinh, sinh viên, học viên đưa vào các sách – các công trình nghiên cứu khoa học của ông để đoạt chức danh giáo sư (thậm chí còn đòi đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh). 

Không chịu thua kém thầy, học trò cưng của GS Tồn là TS Vũ Thị Sao Chi – người được ông cất nhắc, kế nhiệm vị trí của mình tại Tạp chí Ngôn ngữ  – cũng được báo chí và dư luận đặc biệt quan tâm. 

Chỉ cần điểm tên một số bài báo sau đây cũng đủ hiểu “tầm vóc” đạo văn của học trò thầy Tồn như thế nào, thật đúng với câu tục ngữ, “con hơn cha là nhà có phúc” (*).

Tại sao chuyện đạo văn của ông Tồn, bà Chi lùm xùm kéo dài? 

Có thể nói, chưa một vụ vi phạm liêm chính học thuật nào lại gây sự chú ý của truyền thông và dư luận cũng như kéo dài về mặt thời gian như đối với trường hợp của ông Tồn, bà Chi. 

Với ông Tồn thì đã gần 20 năm. Với bà Chi cũng đã ngót nghét 10 năm. Thời gian quá dư thừa để trả lại sự trong sáng, sự liêm chính cho nền học thuật nước nhà. 

Vậy mà, dù báo chí và dư luận lên tiếng mạnh mẽ, chỉ ra sai phạm của họ bằng những luận cứ, luận chứng rất cụ thể; dù Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã kí văn bản của Thủ tướng Chính Phủ yêu cầu Bộ Giáo dục & Đào tạo làm rõ vụ án “đạo văn” này nhưng ông Tồn vẫn bình yên vô sự. Ông Tồn vẫn ngồi ghế Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học và Tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ cho đến khi hạ cánh an toàn; ông còn là ủy viên Hội đồng giáo sư ngành cho đến đầu tháng 6 năm nay mới thôi chức khi có quyết định thành lập Hội đồng mới; thậm chí ông Tồn còn được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì (tháng 7 năm 2010). Còn bà Chi vẫn đương nhiệm vai trò Phó Tổng biên tập phụ trách Tạp chí Ngôn ngữ. 

Trong một bài viết đăng trên báo điện tử Tầm nhìn, GS.TS Nguyễn Văn Lợi (Nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, nguyên Thư ký Hội đồng chức danh GS ngành Ngôn ngữ) nhận xét: “Đương sự tìm mọi kẽ hở trong các luật, quy định, quy trình để lẩn tránh, lấp liếm, chống trả. Ông Tồn cũng có nghề trong việc lợi dụng những sai lầm của một số người trong các Hội đồng Chức danh, người có trách nhiệm cao nhất để gây sức ép, kể cả cách mặc cả theo kiểu: “Trạng chết chúa cũng băng hà; Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn”.[3] 

Nhận xét của GS.TS Nguyễn Văn Lợi đã đánh trúng “tim đen” của vụ việc. Ông Tồn, bà Chi và những ai đó đã biết lợi dụng, luồn lách các kẽ hở trong các luật, quy định, quy trình để lẩn tránh, lấp liếm, chống trả. Cao tay hơn, ông Tồn biết cách nắm “gót chân Asin”, khai thác những sai lầm (tương tự như bản thân mình) của một số người trong các Hội đồng Chức danh, kể cả người có trách nhiệm cao nhất để gây sức ép, mặc cả. Kết quả đúng như GS.TS Lợi nói, “trạng chết chúa cũng băng hà”, những người lộ “gót chân Asin” chả dại gì làm cái việc “rút dây động rừng” cả. Vụ việc vì thế, không hy vọng đi đến hồi kết. 

Nhưng trách ông Tồn, bà Chi một thì trách “ai” mười. “Ai” đang thao túng nền học thuật nước nhà? 

“Đội ngũ GS, PGS lẫn lộn vàng thau, không thực chất, vốn được tích tụ trong nhiều năm qua, nay lại được bổ sung một lượng khủng những GS, PGS hữu danh vô thực”, GS.TS Nguyễn Đức Dân thẳng thắn chỉ ra sự bất cập trong việc phong tặng học hàm hiện nay. 

“Cứ theo cách làm hiện nay, đội ngũ GS, PGS sẽ ngày càng phình ra, còn chất lượng thì teo lại, mãi mãi không đuổi kịp ai”, GS.TS Nguyễn Đức Dân khẳng định.[4] 

Năm 2018, dư luận sửng sốt trước việc bổ nhiệm chức danh GS, PGS theo kiểu “trăm hóa đua nở”, 94 người bị phản ánh không đủ chuẩn giáo sư, phó giáo sư. 

Bàn về sự kiện này, TS Lê Viết Khuyến (nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học – Bộ GDĐT) cho rằng, “mấu chốt của vấn đề là quy trình bổ nhiệm chức danh GS, PGS hiện nay đã có vấn đề. Nhiều cấp xét duyệt, tưởng chặt chẽ nhưng lại rất lỏng lẻo”. Và ông “điểm huyệt”: “Chưa kể có hội đồng liên ngành, GS rởm ngồi chấm GS thật, ngành này chấm cho ngành kia, thử hỏi có chính xác được không? Ở đây tôi chưa muốn nói đến những tin đồn có tiêu cực phía sau”. [5] 

Trở lại vụ ông Tồn, bà Chi, rất nhiều bài báo đã lên tiếng về việc xử lý kéo dài và truy người phải chịu trách nhiệm (**). 

Công luận và giới học thuật chân chính đã lên tiếng mạnh mẽ đòi “trả lại tên cho em”. Địa chỉ người chịu trách nhiệm giải quyết vụ việc cũng đã rõ ràng. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có ý kiến chỉ đạo. Nhưng tất cả vẫn chỉ đàn như đá ném ao bèo. 

Liệu đây có phải là minh chứng rõ ràng nhất cho câu tục ngữ “thượng bất chính hạ tác loạn” được vận hành bằng “quy trình” xét duyệt bổ nhiệm theo kiểu “Giáo sư rởm ngồi chấm… giáo sư rởm” để rồi những người cầm chịch sợ “rút dây động rừng”? 

Ai trả lại sự trong sáng và liêm chính cho học thuật nước nhà? Ai trả lại danh dự cho những nhà khoa học chân chính khi rất nhiều “con sâu” đang “làm rầu nồi canh”? 

Họ không dám lấy đá ghè chân mình thì có lẽ đã đến lúc “Lò thiêu tham nhũng” cũng phải đốt cả những kẻ “tham nhũng học thuật”. 

Nguyễn Nguyễn 

(*) 

- Bà Vũ Thị Sao Chi - Phó Tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ: Từ vi phạm liêm chính đến 'tham nhũng' học thuật (https://tamnhin.net.vn/ba-vu- thi-sao-chi-pho-tong-bien-tap- tap-chi-ngon-ngu-tu-vi-pham- liem-chinh-den-tham-nhung-hoc- thuat-71648.html?fbclid= IwAR37OlXDmw4pzPpSdf6uuni9wGT7 mWjwX_ EAGQHWgNnAzDO59FkG0cvqb3Y) 

- Khi thầy đạo văn lại đẻ ra trò đạo văn (http://baophunuthudo.vn/ article/28071/165/khi-thay- dao-van-lai-de-ra-tro-dao-van) 

- Phát hiện nữ tiến sĩ đạo văn ngay trong luận án tiến sĩ (http://baophunuthudo.vn/ article/28197/165/phat-hien- nu-tien-si-dao-van-ngay-trong- luan-an-tien-si) 

- Sang tên đổi chủ như mớ rau, con cá (https://tamnhin.net.vn/sang- ten-doi-chu-nhu-mo-rau-con-ca- 73023.html?fbclid= IwAR2BIhRh3UKESygr3xRfvrPx- EfejSgXJv5KGaxYwfBnEr29x_ 1xPSCu6BA) 

- Bị phát giác thêm một vụ 'ăn chặn' học thuật! (https://tamnhin.net.vn/bi- phat-giac-them-mot-vu-an-chan- hoc-thuat-72671.html?fbclid= IwAR01Ijp1Yzemx1v- ICKvDS8V9ZCsuD1OT- 2sZTkMgpWDEcKssDH9wvwFnxY) 

- PGS.TS Phạm Hùng Việt: “Tôi rất bất bình!” (https://tamnhin.net.vn/pgsts- pham-hung-viet-toi-rat-bat- binh-73090.html?fbclid= IwAR2GhMmzuvu09BAi6b_ RQeNdFlLyd4LJWPi3DHPAU9- tsubzx6qAyxvd9ac) 

- Bà Lê Thị Hồng Hạnh đã từng tuyên bố sẽ kiện bà Vũ Thị Sao Chi (https://tamnhin.net.vn/ba-le- thi-hong-hanh-da-tung-tuyen- bo-se-kien-ba-vu-thi-sao-chi- den-cung-72947.html) 

- Báo động tình trang liêm chính học thuật theo kiểu không hướng dẫn vẫn có quyền đứng tên chung (http://baophunuthudo.vn/ article/29304/176/bao-dong- tinh-trang-liem-chinh-hoc- thuat-theo-kieu-khong-huong- dan-van-co-quyen-dung-ten- chung) 

- Lùm xùm đạo văn - Kỳ 1: “Tôi khẳng định chỉ hướng dẫn mình chị Huệ Yên, không có tên Sao Chi nào hết” (https://www.nguoiduatin.vn/ lum-xum-dao-van-ky-1-toi- khang-dinh-chi-huong-dan-minh- chi-hue-yen-khong-co-ten-sao- chi-nao-het-a439926.html? fbclid=IwAR1At47- dErimjcV92Qfl2- H2o3OgXaSkTHkyuuswEBgD9DRMLcWN nKA-bo) 

- Lùm xùm đạo văn - Kỳ 2: “Đây là hành vi không liêm chính trong học thuật” (https://www.nguoiduatin.vn/ lum-xum-dao-van-ky-2-day-la- hanh-vi-khong-liem-chinh- trong-hoc-thuat-a439928.html) 

(**) 

- Không xử lý triệt để, vi phạm liêm chính học thuật còn kéo dài (https://tamnhin.net.vn/khong- xu-ly-triet-de-vi-pham-liem- chinh-hoc-thuat-con-keo-dai- 71778.html?fbclid= IwAR0rKLjqnkhIvUhDM_ GebN41j6qIrA9oyrC9BiVa_ MhaELiLNlP2seljKCw) 

- Vấn nạn tham nhũng trong học thuật cần được xử lý nghiêm (http://baophunuthudo.vn/ article/29318/176/van-nan- tham-nhung-trong-hoc-thuat- can-duoc-xu-ly-nghiem?fbclid= IwAR2HFnE0Blj7tJ6SR0kImXHpul9V gCn2biAKTyEBmwRssomp5FB0z9FDJV A) 

- Có dám nhìn thẳng 'khuyết tật' trong quy định chức danh giáo sư? (https://tuoitre.vn/co-dam- nhin-thang-khuyet-tat-trong- quy-dinh-chuc-danh-giao-su- 20180308091433699.htm) 

- Đến bao giờ thì Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo mới cảm nhận nỗi đau đớn và tủi hổ của các vị giáo sư chân chính? (https://tamnhin.net.vn/den- bao-gio-thi-vien-han-lam-khoa- hoc-xa-hoi-viet-nam-va-bo- giao-duc-va-dao-tao-moi-cam- nhan-noi-dau-don-va-tui-ho- cua-cac-vi-giao-su-chan-chinh- 73100.html?fbclid= IwAR274M22m6xaC49q_ 2ryOy9B7l23gDRNhXa-KTb77hI_T_ d2TFMc9r50RP8)

[1, 2]. http://vietnamnet.vn/vn/giao- duc/nguoi-thay/ong-nguyen-duc- ton-dao-van-nhung-duoc-phong- giao-su-vi-tinh-than-nhan-van- vi-tha-451233.html 

[3]. https://tamnhin.net.vn/tap- chi-ngon-ngu-va-noi-tui-ho- cua-nguoi-trong-nghe-73067. html?fbclid=IwAR13-qECjPk-_4U- OnW9rNx8TO0h45OJbFqTiWeMfHwJpk kSDa0vHrPFMWI 

[4]. https://tuoitre.vn/giao-su- ong-la-ai-dang-lam-gi- 20180303091157831.htm 

[5]. https://laodong.vn/giao-duc/ quy-trinh-bo-nhiem-giao-su- dang-tao-dieu-kien-cho-su- gian-doi-lan-lon-vang-thau- 599653.ldo