Mới đây, cặp đôi Rebecca Rose và Peter Kacherginsky sống ở bang California, Mỹ đã tổ chức đám cưới theo cách độc đáo chưa từng có. Vì dịch bệnh, lễ cưới chỉ có một vài khách đeo khẩu trang đến dự và được livestream cũng như chiếu qua Zoom để các đồng nghiệp chung vui.

Trong lễ cưới truyền thống của người Do Thái, chú rể Kacherginsky đã viết một hợp đồng thông minh có tên gọi Tabaat, nghĩa là nhẫn cưới theo tiếng Do Thái. Hợp đồng này lưu trữ một hình ảnh động mô tả hai thực thể tròn hòa làm một giống như đám cưới.

{keywords}
Rebecca Rose và Peter Kacherginsky khoe việc đã kết hôn với bạn bè qua Zoom. 

Kacherginsky tạo ra hợp đồng thông minh này với mức phí 0,25 Ethereum, tức khoảng 450 USD vào thời điểm đó. Một giờ sau hợp đồng được khởi tạo và ba giao dịch được gửi đi với mức phí 0,0048 Ethereum, khoảng 87 USD. Tổng cộng cặp đôi này mất 537 USD để hợp đồng hóa hôn nhân trên blockchain của Ethereum.

Ngoài ra, cả hai cũng trao nhẫn cưới ảo NFT (vật phẩm độc nhất, không thể bị làm giả hoặc chia nhỏ) cho nhau. Mất 4 phút để giao dịch được xác thực bởi mạng lưới Ethereum với mức phí cho thợ đào là khoảng 50 USD.

“Hầu hết mọi người đều cưới ở một địa điểm tôn giáo, trên bãi biển hoặc trên núi. Peter và tôi không như vậy. Chúng tôi cưới trên blockchain. Blockchain không giống các vật thể vật lý, nó là mãi mãi. Blockchain không thể bị ngăn chặn, khó để che giấu và cũng không yêu cầu quyền hạn của bất kỳ ai cũng giống như tình yêu. Còn điều gì lãng mạn hơn thế?”, cô dâu Rebecca viết trên Twitter.

{keywords}
Chứng nhận hôn nhân của cặp đôi được ghi lại trên mạng lưới Ethereum, mà ai cũng có thể truy xuất để kiểm tra.

Lễ cưới của cả hai được tổ chức vào 14/03 nhưng thông tin về buổi lễ chỉ được cô dâu đăng lên mạng xã hội vào ngày 02/04 vừa qua. Cả hai đang làm việc ở sàn tiền ảo Coinbase của Mỹ.

Trước đó, vào năm 2014, David Mondrus và Joyce Bayo đã trở thành cặp vợ chồng đầu tiên chứng nhận hôn nhân trên blockchain. Hôn lễ của cặp đôi  không có sự chứng kiến của cha xứ hay đại diện chính quyền mà thay vào đó được lưu lại vĩnh viễn trên blockchain với lời nhắn: “Cho dù bất cứ điều gì có xảy ra, dù cho cái chết có chia lìa đôi ta, blockchain là vĩnh viễn”. 

Lễ cưới đó tốn 0,1 Bitcoin, tương đương khoảng 6.000 USD ở thời điểm hiện tại. Thời điểm đó, Bitcoin có giá chưa đến 1.000 USD.

Phương Nguyễn (Theo Cointelegraph)

Đến lượt Ethereum chạm mốc kỷ lục 2.000 USD

Đến lượt Ethereum chạm mốc kỷ lục 2.000 USD

Khi Bitcoin chơi vơi trên đỉnh 60.000 USD, đồng tiền ảo có vốn hóa lớn thứ hai thị trường là Ethereum cũng lập kỷ lục mới 2.000 USD.