Cậu học trò câu cá đổi lấy gạo

Không có ai đánh thức dậy, bữa ăn cũng chỉ là vài thứ quả hay gói mì tôm, Nguyên cứ thế một mình lầm lũi lớn lên. Nếu không có nghị lực và lòng ham học, có lẽ cậu không thể trụ đến nay là năm thứ sáu xa mẹ.

Nhà của Nguyễn Hồng Nguyên (SN 2006) nằm ngay sát tại con đường chính dẫn tới bản Mười. Đây là một trong ba bản cao nhất của huyện miền núi Bá Thước, Thanh Hóa.

Hai năm trước, nơi Nguyên ở vốn dột nát chẳng thể che nắng, che mưa. Thấy vậy, các thầy của Trường Phổ thông Cao Sơn đã kết nối, hỗ trợ sửa sang lại cho Nguyên có một căn nhà chắc chắn hơn.

{keywords}

Sáu năm kể từ ngày mẹ bỏ đi cũng là chừng ấy năm Nguyên quen với việc phải tự chuẩn bị để tới trường một mình.

Nguyên không có bố, mẹ cũng bỏ đi từ khi em vừa lên lớp 2. Nguyên ở cùng chị gái hơn em 2 tuổi. Hai đứa trẻ đã quen với việc tự ở nhà trông nhau. Nhưng mấy năm nay, người chị cũng lên huyện học trường nội trú. Nguyên phải ở nhà tự xoay sở một mình.

Sau mỗi giờ tan học, Nguyên lại vác cần đi câu. Bữa cơm tối của Nguyên có một chút cá bống cùng ít rau ngót luộc. Đây cũng là món ăn thường xuyên của cậu, bởi chỉ cần đi vào sâu trong bản, đến các khe suối sẽ có rất nhiều cá.

Số cá bống này nếu không ăn hết, Nguyên sẽ đem bán lại để đổi lấy gạo hoặc mua một vài đồ dùng học tập cần thiết.

“Em thường tranh thủ học vào buổi chiều vì buổi tối không có điện. Nếu cần học cả vào buổi tối, em sẽ dùng đèn pin. Học kiểu này cũng không sao hết, em đã quen rồi”.

Hơn một năm nay, mẹ Nguyên không về. Thằng bé nhớ mãi số tiền mẹ nó đưa cho trong lần gặp gần nhất là 200.000 đồng. Nhưng Nguyên không giữ mà đưa hết cho bà ngoại.

Cậu bé người Thái dù nhỏ tuổi nhưng rất khí khái. Có lần, vì thương học trò, thầy Hà Ngọc Tiếm, chủ nhiệm khối lớp 8, mang cho chút đồ ăn và hai bộ quần áo mới, nhưng Nguyên nhất định không chịu nhận. Cậu không thích cảm giác phải đi xin xỏ.

Cũng vì lòng tự trọng cao cho nên dù có bà ngoại và cậu ở ngay sát bên, Nguyên cũng không muốn làm phiền. Không có tiền, Nguyên chỉ ăn một bữa. Buổi sáng, cậu nhịn đói đi học, đến trưa ăn tạm khế, ổi xanh hoặc mì tôm. Nếu đói quá, chiều tối Nguyên mới về nhà bà ngoại để ăn nhờ.

Thầy Tiếm cũng đành chịu thua học trò: “Kể cũng tài. Hấn ăn vậy mà chả thấy ốm đau bao giờ”.

Biết tính trò, thầy Tiến chỉ có thể mua lại số cá bống hàng ngày Nguyên đi câu được để kiếm tiền đong gạo. Mỗi lạng, Nguyên bán cho thầy 8.000 đồng, quyết không lấy hơn.

{keywords}

Học hết buổi sáng, hôm nào rảnh, thầy Tiếm sẽ ghé qua nhà dạy Nguyên học bài.

Nguyên được đi học một phần còn nhờ vào việc miễn giảm học phí. Mỗi năm, cậu được nhận thêm 800.000 đồng tiền trợ cấp dành cho gia đình thuộc diện hộ nghèo của xã.

Từ năm 7 tuổi, nếu ở dưới xuôi, những đứa trẻ vẫn cần đến bố mẹ chăm bẵm thì Nguyên phải tự mình xoay sở tất cả. Nghị lực ấy đã giúp cậu trụ được đến nay là năm thứ sáu xa mẹ.

“Chỉ đi học mới là vui nhất”

Năm học mới của Nguyên bắt đầu từ cuối tháng Tám. Trước ngày khai giảng, thầy Tiếm ghé xe máy vào nhà học trò nhắc nhở vài điều về việc chuẩn bị sách giáo khoa.

Buổi sáng hôm sau, Nguyên dậy thật sớm, mặc bộ đồng phục mới, nhịn chiếc bụng đói để đi đến trường. Trường Phổ thông Cao Sơn cách nhà Nguyên hơn một cây số. Sáu năm kể từ ngày mẹ bỏ đi cũng là chừng ấy năm Nguyên quen với việc phải tự chuẩn bị để tới trường một mình.

Ở nhà buồn, buổi tối lại không có điện. Đó là lý do Nguyên thích tới trường hơn. Đến trường Nguyên có bạn để chơi, có bàn để ngồi viết. Với cậu, “chỉ có đi học mới là vui nhất”.

Vì thế, mỗi mùa tựu trường, dù chẳng có quần áo mới nhưng Nguyên vẫn thấy có gì đó thật háo hức. Hành trang trong năm học này của Nguyên còn có thêm một đôi dép xốp cậu mua được từ chính số tiền bán cá câu ở khe suối.

Ước mơ của cậu bé 13 tuổi này là trở thành cầu thủ bóng đá đem vinh quang về cho quê hương mình như cầu thủ Quang Hải.

Nguyên cũng là cậu học trò được thầy Tiếm thương nhất. Học hết buổi sáng, hôm nào rảnh, thầy Tiếm sẽ ghé qua nhà dạy Nguyên học bài.

“Em thường tranh thủ học vào buổi chiều vì buổi tối không có điện. Nếu cần học cả vào buổi tối em sẽ dùng đèn pin. Học kiểu này cũng không sao hết, em đã quen rồi”, Nguyên kể.

Khi nào buồn quá, Nguyên chọn cách vận động. Môn thể thao em yêu thích là bóng đá. Mặc dù cuộc sống khó khăn nhưng chưa bao giờ Nguyên nghĩ đến chuyện nghỉ học hay bỏ tất cả để đi làm.

Còn với thầy Tiếm, dù thở phào vì học trò vẫn kiên trì bám lớp, nhưng thầy vẫn lo mái trường không thể che chở cho Nguyên được mãi...

“Em rất muốn được học lên cao nữa, hết cấp 3 rồi đến Đại học”, Nguyên tự định hướng cho cuộc đời mình.

“Nhưng để nói sau này làm gì, em không biết được, vì cuộc sống của gia đình em rất khó khăn. Em chỉ biết học thôi, còn tương lai ra sao, em không dám nghĩ tới”, Nguyên tâm sự với thầy.

Nhưng thầy Tiếm tin rằng, sự gắn bó mật thiết và định hướng đúng cách sẽ giải quyết được nhiều vấn đề của học trò vùng cao.

Thầy Tiếm nhớ mãi món quà 20-11 đầu tiên mình nhận được lại từ chính cậu học trò Hồng Nguyên. Cậu mang tặng thầy chủ nhiệm 4 con cua đá đi bắt được ở suối và vài quả cam sành vặt ở vườn nhà bà ngoại. Món quà ấy cũng là kỷ niệm đáng nhớ nhất trong suốt sự nghiệp giáo dục của thầy Tiếm.

Với thầy, “những đứa trẻ nơi đây như hạt ngô, hạt thóc. Nếu được chăm sóc đúng cách thì dù gieo vào vách núi chúng cũng sẽ nảy mầm”.

{keywords}

“Những đứa trẻ nơi đây như hạt ngô, hạt thóc. Nếu được chăm sóc đúng cách thì dù gieo vào vách núi chúng cũng sẽ nảy mầm”.

Trong năm học mới này, Nguyên mong muốn không bỏ lỡ kiến thức trên lớp, sẽ học được thêm nhiều điều mới và nhận được giấy khen vào cuối năm.

"Chị gái em hiện đang học ở Trường THPT Bá Thước. Tuần nào rảnh chị sẽ về thăm em. Chị còn mang theo đồ ăn và đồ dùng học tập. Chị Thảo học rất giỏi. Chị ấy là tấm gương để em noi theo từ khi đi học đến giờ", nhắc đến chị gái, đôi mắt cậu bé lại sáng lên.

Ước mơ của cậu bé 13 tuổi trong tương lai là trở thành cầu thủ bóng đá đem vinh quang về cho quê hương như cầu thủ Quang Hải.

Thúy Nga

17 người thầy trên đỉnh Cao Sơn

17 người thầy trên đỉnh Cao Sơn

Ngày mới nhận nhiệm vụ công tác, thầy Định không nghĩ mình có thể bám trụ lại ở đây lâu dài.