Đa dạng phương thức tiếp cận thị trường 

Câu chuyện các cơ sở, doanh nghiệp làng nghề chuyển dần từ bán hàng trực tiếp sang trực tuyến không còn quá xa lạ khi đây là xu hướng chung của thị trường, hơn nữa, đại dịch cũng buộc các doanh nghiệp phải thích nghi để tồn tại. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, những sản phẩm từ các làng nghề trên con đường “online” còn gặp nhiều khó khăn. 

Kinh doanh trực tuyến mang đến làn gió mới cho nhiều sản phẩm thủ công. Ảnh: Sưu tầm

Anh Tùng (37 tuổi) - chủ cơ sở làm nón lá tại làng Mỹ Lam, tỉnh Thừa Thiên Huế quyết tâm theo đuổi bán hàng trên các mạng xã hội, sàn thương mại điện tử hơn một năm nay. Anh Tùng cho biết, làm nón là nghề gia truyền của gia đình được truyền qua nhiều thế hệ, mọi người đã quen với nếp sản xuất, kinh doanh, bán hàng từ xưa. Những khái niệm như fanpage, trả lời tin nhắn, chạy quảng cáo... đều rất mơ hồ. 

“Dịch ùa đến làm việc kinh doanh trì trệ, tôi đã nghĩ đến cách thức bán trực tuyến để cứu doanh nghiệp, tuy nhiên bước đầu cũng khá khó khăn. Khó nhất là làm sao để thuyết phục thành viên trong gia đình, đặc biệt là thế hệ nghệ nhân lớn tuổi dịch chuyển sang hướng kinh doanh mới. Không ít người cản tôi vì rủi ro, lo sợ thương mại hóa bán hàng ồ ạt làm mất đi giá trị của đồ thủ công làng nghề”, anh Tùng chia sẻ. 

Bước ra khỏi vùng an toàn để tìm kiếm làn gió mới cho kinh doanh mặt hàng thủ công truyền thống đã là một quyết định can đảm nhưng để đạt được trái ngọt thì lại cần một chặng đường dài với sự bền bỉ và quyết tâm cao độ. Cũng như anh Tùng, nhiều lớp trẻ làng nghề thử thách với bán hàng trực tuyến, nhưng số người phải bỏ cuộc giữa chừng cũng không ít. 

Chinh phục khách hàng trực tuyến bằng “điểm chạm” 

Khi kinh doanh online, người bán hàng sẽ phải chủ động hơn trong khâu tiếp cận khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu trên mọi mặt trận như mạng xã hội hay sàn thương mại điện tử, đầu tư sản xuất nội dung, hình ảnh hấp dẫn. Sau khi thành công ở điểm chạm này, nhà bán tiếp tục giải quyết bài toán về đóng gói và giao vận, làm sao tối ưu chi phí, hàng đi nhanh nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng khi đến tay người dùng cuối. 

Thực tế, nhiều cơ sở, doanh nghiệp làng nghề vẫn loay hoay ở khâu giao vận. Và đây là lúc những đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp trở thành “cánh tay nối dài” giúp doanh nghiệp chinh phục khách hàng ở điểm chạm quan trọng này trong chu trình mua hàng trực tuyến. Lúc này, nhân viên giao vận sẽ đóng vai “đại sứ thương hiệu”, đóng góp không nhỏ vào tạo dựng uy tín cho các doanh nghiệp làng nghề. 

 Đơn vị vận chuyển trở thành “trợ thủ đắc lực” trong kinh doanh online của các làng nghề truyền thống. Ảnh: J&T Express 

Anh Tùng chia sẻ, từ ngày bán online, đơn hàng đổ về từ nhiều nguồn hơn, khách cũng đa dạng từ khắp các tỉnh thành phố, yêu cầu mỗi khách một khác, khiến cơ sở của anh không đáp ứng được việc tự giao hàng, bắt buộc phải nhờ đến đơn vị vận chuyển. 

“Chúng tôi chỉ cần tập trung vào sản xuất, tư vấn cho khách, hoàn thiện khâu đóng gói là bên J&T Express sẽ đến lấy hàng và lo nốt phần hậu cần còn lại. Nhờ thế mà vào những đợt cao điểm chúng tôi mới có thể xoay xở được hàng trăm, ngàn đơn đi trong ngày. Khách không chỉ đánh giá tốt về sản phẩm mà còn quay lại nhiều lần vì dịch vụ giao hàng nhanh chóng, thái độ nhân viên giao vận thân thiện”, anh Tùng cho biết. 

Không chỉ cơ sở kinh doanh của anh Tùng mà nhiều hộ sản xuất khác tại làng nón Mỹ Lam cũng như các làng nghề khác tại Huế đang dần thay da đổi thịt trên hành trình “go online” với sự đồng hành của J&T Express. 

Hội thảo "Kiến tạo thành công trên nền tảng kinh doanh số" trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2023 do J&T Express phối hợp tổ chức cùng UBND TP. Huế được đánh giá là đòn bẩy giúp các làng nghề có thể tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ số để tiếp cận với khách hàng trong nước và quốc tế, góp phần giúp các làng nghề xây dựng và giữ vững thương hiệu, vị thế trên thị trường.

Đại diện J&T Express tham dự hội thảo "Kiến tạo thành công trên nền tảng kinh doanh số". Ảnh: J&T Express.

“Các làng nghề truyền thống nên tập trung nguồn lực để sản xuất và hoàn thiện sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất, bởi đó là yếu tố tiên quyết để chinh phục khách hàng. Và sau đó hãy trao niềm tin cho công nghệ, cho các đơn vị vận chuyển sở hữu công nghệ như J&T Express, chúng tôi sẽ giúp các cơ sở, doanh nghiệp làng nghề giải quyết bài toán hậu cần, tối ưu chi phí, từ đó tự tin phát triển hơn trên con đường kinh doanh số”, ông Nguyễn Anh Tuấn - đại diện J&T Express khẳng định tại hội thảo. 

Thực hiện chiến lược “địa phương hóa”, J&T Express cam kết giúp các doanh nghiệp truyền thống địa phương chuyên nghiệp hóa trong khâu vận chuyển, chinh phục khách hàng tiềm năng qua từng điểm chạm, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của ngành logistics cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp, các làng nghề truyền thống tại Việt Nam.

Quốc Tuấn