- Trong quá trình đô thị hóa, không gian văn hóa làng với hình tượng cây đa, giếng nước, sân đình ngày nay đang bị thu hẹp, có nơi gần như mất hẳn.

Đình làng Bắc bộ là nơi quy tụ, gắn kết cộng đồng, là thiết chế văn hóa bền vững của làng xã, là biểu tượng thể hiện hồn cốt của người Việt.

Triển lãm vừa khai mở chiều 6/12 tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam giới thiệu hơn 80 bức ảnh chụp cận cảnh nhằm đặc tả nét đẹp của một số đình làng tiêu biểu vùng châu thổ Bắc bộ.

Một số tác phẩm điêu khắc như: "Cảnh sinh hoạt" với bối cảnh đình Tiên Chưởng, xã Hợp Hưng, Vụ Bản (Nam Định); "Hai người đá cầu" ở đình Thổ Tang, Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc); "Điều voi đuổi hổ" - đình Chảy, xã Liêm Thuận, Thanh Liêm (Hà Nam)… giúp công chúng hiểu hơn về giá trị của đình làng.

Các hoạt động diễn xướng nghệ thuật được tái hiện tại triển lãm:

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Điều đặc biệt khi tới triển lãm, từ thanh niên cho đến những người già đều rất hào hứng với nghệ thuật diễn xướng cửa đình với các tiết mục múa bỏ bộ, chiếu chèo sân đình, hát xẩm… do NSND Thanh Hoài và các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Việt Nam thể hiện.

Bà Bùi Thị Thanh Mai, Trưởng ban Tư liệu (Viện Mỹ thuật, Trường Đại học Mỹ thuật) - người phụ trách triển lãm chia sẻ trong quá trình đi và tìm tòi mới thấy hệ thống đình làng Bắc bộ vô cùng đa dạng, hàm chứa giá trị vật thể, phi vật thể phong phú. Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa, không gian văn hóa làng với hình tượng cây đa, giếng nước, sân đình ngày nay đang bị thu hẹp, có nơi gần như mất hẳn.

Đáng buồn hơn là một số đình làng, sau khi được đầu tư hàng tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo lại khiến người ta có cảm giác đình làng được xây mới, xa lạ hơn. Ngược lại, một số đình đang xuống cấp nghiêm trọng, các mảng chạm khắc hết sức tinh vi đang bị mối mọt, mục ruỗng lại chưa có điều kiện thay thế… 

Triển lãm sẽ kéo dài hết ngày 19/12 với hy vọng góp phần nâng cao ý thức bảo tồn di sản quý giá của ông cha ta để lại.

Một số tác phẩm tại triển lãm: 

{keywords}

{keywords}

{keywords}

T.Lê