Anh Đinh Văn Tuấn (ở xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội) - chủ nhân tác phẩm sanh cổ dáng làng - cho biết cây sanh này rất đặc biệt, lá của nó như một dòng đột biến. Cây có 5 thân nhưng lại rất côn rụt nhìn như một cây cổ thụ thu nhỏ.
Theo anh Tuấn, cây sanh có tuổi đời trên 100 năm, nguồn gốc ở Bát Tràng. Anh đi các nhà vườn nhiều năm nay nhưng chưa tìm được cây nào lá giống cây này, lá của nó đẹp hơn cả lá dòng sanh Nam Điền.
Theo đó, cây cao khoảng 90cm, nếu tính cả bệ rễ ôm đá thì cây cao khoảng 1,1m. Bệ rễ gần 1m và bông tán dài hơn 1,5m
Bệ rễ già cỗi, nổi cục và nổi rất nhiều địa y (mốc trắng)
Lá rất đẹp, kiểu như một dòng đột biến, dăm và chi rất dày
Chủ nhân có biết anh đã mua cây sanh này được hơn 10 năm. Trong thời gian đó, anh mất nhiều công sức, thời gian tạo tác lại một số tay chồng tay (cành) cho phù hợp với lối chơi hiện đại.
Một cây 5 thân nhưng lại rất côn rụt, điểm đặc biệt cây cốt đặc và không có rễ buông
Nếu cây có nhiều rễ buông, rễ đó sẽ phá cây, làm cho thân chính không lớn được. Những rễ buông này có thể hóa thành thân sau một thời gian dài
Các cụ xưa thường làm cây với tay, cành phóng dài và thường có rễ buông nên nhìn cây thiếu độ cổ thụ, côn rụt. Độ côn rụt làm cho cây có “thần” cao hơn với độ tuổi của cây. Chính vì vậy, cây cốt đặc như cây này rất hiếm, anh Tuấn nói
Những điểm chưa phù hợp như một số viên đá dài quá rễ chưa bám cụt vào bên trong được anh Tuấn làm triệt để, để cho tác phẩm hoàn thiện. Tay cành cũng được anh Tuấn cắt giật chứ không uốn nắn như các cụ xưa “tay cành chuyển giật, về nguyên lý nến không cắt thì cây nó cứ phóng ra, độ đuỗn của cây sẽ cao. Nhưng khi mình cắt giật thì độ to, độ đuỗn của tay, cành sẽ to đều với thân”, anh Tuấn chia sẻ
Tác phẩm sanh này quý nhất trong vườn, nó như một “báu vật” không thể thiếu đối với cuộc đời làm cây nên chưa khi nào anh có ý định bán. Anh chưa mang đi bất kỳ một cuộc triển lãm nào vì sợ “mất” cây. "Giá trị tác phẩm nghệ thuật rất khó nói nhưng cây này phải được định giá gần 10 tỷ đồng, cũng có thể hơn", anh Tuấn cho hay.
(Theo Dân Việt)