Thành lập năm 2004 với chưa đến 100 người, đến nay, VNG đã có hơn 3100 nhân viên làm việc tại 5 quốc gia. Kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam (Startup được định giá trên 1 tỷ USD bởi World Startup Report) đang vận hành nhiều sản phẩm hàng chục triệu người dùng như Zalo, ví điện tử ZaloPay, các nền tảng giải trí - tin tức như Zing MP3, Báo mới…

Tuy nhiên, theo ông Minh, xây dựng được những sản phẩm thật sự tốt, có giá trị với người dùng không phải là mục tiêu quan trọng nhất cần làm tại VNG.

“Nhiều doanh nghiệp cũng nói về xây dựng con người, phát triển con người. Nhưng ở VNG, đó là chuyện quan trọng nhất cần làm, thậm chí còn vượt trên cả phát triển sản phẩm. Nhiều khi chúng tôi còn quan niệm giai đoạn phát triển sản phẩm chính là giai đoạn mình phát triển con người”, ông Minh khẳng định.

{keywords}
 

Càng tiến ra các thị trường quốc tế mới, càng cần những sản phẩm đủ sức cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài, doanh nghiệp càng hiểu rõ sự sống còn của “chất lượng nhân lực”.

“Ở VNG có 1-2 kỹ sư công nghệ có thể đạt tới đẳng cấp thế giới (world-class), nhưng để phát triển được một sản phẩm có giá trị, một mảng kinh doanh mới thì phải cần tới vài trăm kỹ sư. Như vậy, chúng tôi không chỉ cần năng lực cá nhân mà còn phải cần cả năng lực làm việc cùng với nhau. Đó là một thách thức hoàn toàn khác”, ông Minh nhấn mạnh.

Có nhiều điểm khá thú vị trong triết lý phát triển con người ở VNG. Vị thuyền trưởng của VNG thừa nhận doanh nghiệp của ông rất kiên nhẫn với thời gian mọi người học và trưởng thành, không có chuyện “người mới vào làm không được là đuổi ngay”.

Thứ hai, cách VNG giúp mọi người học, trưởng thành là liên tục thách thức họ, tạo ra những cơ hội và thử thách mới. Bạn làm được 1 thì sẽ thách thức bạn làm 10. Bạn làm được 10 thì sẽ thách thức bạn làm 100. Triết lý này trở thành câu khẩu hiệu rất quen thuộc của VNG là “đón nhận thách thức”. Bản thân slogan đó chính là một cách để phát triển con người tại VNG.

Và nếu có dịp ghé qua VNG Campus - trụ sở làm việc “hoành tráng” mà Tập đoàn này vừa khai trương hôm 11/11/2019, đúng dịp kỷ niệm sinh nhật 15 năm, người ta cũng sẽ nhận thấy thêm một ý niệm nữa về môi trường phát triển con người tại VNG.

Với tổng diện tích xây dựng và sử dụng 52.440 m2, tòa nhà này áp dụng mô hình tổ hợp campus đẳng cấp, hiện đại tương tự các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Facebook, Microsoft, được tích hợp hàng loạt tiện nghi như quán café, phòng gym, hồ bơi, khu vực thư giãn, phòng trông trẻ…

{keywords}
 

Thiết kế không gian mở tối đa với vách ngăn linh hoạt là các kệ cây xanh, tận dụng ánh sáng tự nhiên tối đa thông qua các giếng trời, sử dụng các công nghệ thân thiện với môi trường và mang yếu tố bền vững như năng lượng mặt trời, thông gió thông minh…. Ý tưởng của Campus là kích thích sự tương tác, giao tiếp, phối hợp nhóm giữa các nhân viên làm việc bên trong, cũng như tăng cường khả năng nghiên cứu, sáng tạo, năng động của họ.

{keywords}
 

“Một môi trường làm việc hiện đại có thể thay đổi văn hóa và tác phong làm việc rất rõ, theo hướng minh bạch hơn, hợp tác hơn, tôn trọng lẫn nhau hơn”, ông Minh nhấn mạnh.

Với nhiều người, tổ hợp Campus có thể khiến họ choáng ngợp về quy mô, cảnh quan hay các tiện ích hiện đại, quá đỗi đầy đủ tại đây, nhưng đó chỉ là bề nổi. Điều mà các nhà lãnh đạo VNG thực sự hướng tới là tạo ra một môi trường làm việc tốt nhất cho các nhân viên của mình. Môi trường làm việc lý tưởng là cách để VNG giữ chân các nhân tài hiện có, cũng như thu hút các tài năng trẻ, các bạn sinh viên sắp và vừa ra trường.

{keywords}
 

 

{keywords}

 

Các nhân viên của VNG gọi trụ sở mới của họ là “homebase”, là mái nhà, nơi sau những “trận chiến mang chuông đi đánh xứ người” thì lại có chốn để trở về, làm mới mình, tiếp thêm quyết tâm và nhiệt huyết. Trong bối cảnh rất nhiều startup Việt chuyển sang đặt trụ sở tại nước ngoài để tận dụng sự thông thoáng điều kiện hoạt động, thì VNG Campus mang nhiều ý nghĩa hơn một tòa nhà hoành tráng. Nó giống như một sự cam kết gắn bó lâu dài, và mang lại giá trị cho ngành CNTT trong nước của một startup công nghệ “anh cả”.

Doãn Phong