Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Yale (Mỹ) dự đoán, châu Á sẽ sáp nhập với châu Mỹ trong khoảng 50 – 200 triệu năm nữa.
Ảnh mô phỏng việc châu Mỹ và châu Á "đâm" vào nhau tại Bắc cực và sáp nhập thành siêu lục địa Amasia trong tương lai. Ảnh: Nature |
Theo họ, châu Mỹ và mảng lục địa Á-Âu sẽ gặp nhau tại Bắc cực và sáp nhập với nhau thành một siêu lục địa được đặt tên là Amasia trong 50 - 200 triệu năm nữa. Quá trình này sẽ đưa châu Mỹ tới vị trí hiện được biết đến như “vành đai lửa” Thái Bình Dương.
Một siêu lục địa mới có tên Pangaea cũng sẽ ra đời từ sự sáp nhập tương tự giữa châu Phi và châu Úc. Như vậy, sẽ chỉ còn Nam cực “cô độc” trong quá trình thay đổi lớn về địa chất này.
Kết quả các nghiên cứu cho thấy, các mảng lục địa trên lớp vỏ Trái đất liên tục dịch chuyển trong quá trình xảy ra vận động kiến tạo của hành tinh. Quá trình này đã khởi tạo nên các khu vực như sống núi giữa Đại Tây Dương, nơi hình thành Iceland, và những vùng có mảng kiến tạo này nằm chồng lên mảng kiến tạo khác ở ngoài khơi Nhật Bản.
Các nhà địa chất học tin rằng, qua hàng tỷ năm, các mảng kiến tạo dịch chuyển đã khiến các lục địa chia tách và sáp nhập theo chu kỳ, tạo nên các siêu lục địa như Nuna, cách đây 1,8 tỷ năm; Rodinia, cách đây 1 tỷ năm và sau đó là Pangaea, cách đây 300 triệu năm (kết quả của sự sáp nhập gần đây nhất giữa châu Phi và châu Úc).
Tuấn Anh
Phát hiện đại dương cổ đại trên sao Hỏa Tàu thám hiểm sao Hỏa Mars Express của châu Âu đã tìm thấy nhiều chứng cứ thuyết phục về việc trên hành tinh đỏ từng tồn tại một đại dương cách đây khoảng vài tỷ năm.
Những cơn cuồng loạn tập thể kỳ dị Trong lịch sử, thế giới đã chứng kiến nhiều cơn phát cuồng tập thể đầy bí hiểm, gây rúng động dư luận vào thời điểm xảy ra chúng.
Bí ẩn kho báu Liên Xô dưới đáy Đại Tây Dương Một chuyên gia tìm kho báu của Mỹ tuyên bố chuyến tàu thương mại chở platin từ Liên Xô sang Mỹ bị chìm mang theo một kho báu khổng lồ trị giá 3 tỷ đôla. |