Hiện nay, xe điện đang ngày càng được nhiều khách hàng lựa chọn nhờ vào những tính năng ưu việt như không bị phụ thuộc vào giá nhiên liệu hay thân thiện với môi trường.

Những chiếc xe điện này, còn được gọi là xe chạy hoàn toàn bằng điện (AEV), có cơ chế hoạt động hoàn toàn khác khi thay thế động cơ đốt bằng các động cơ điện. Do đó, các phương pháp bảo dưỡng xe điện cũng khác so với các loại xe truyền thống.

Dưới đây là 5 mẹo bảo dưỡng xe điện được khuyến cáo:

Tuân thủ lịch kiểm tra được khuyến nghị

Trái với các loại xe truyền thống, xe điện có số lượng bộ phận chuyển động ít hơn, do đó nhu cầu bảo dưỡng của chúng cũng giảm đi.

Tuy nhiên, các cấu trúc công nghệ và các thành phần điện như ắc quy, động cơ điện và các thành phần điện tử khác của xe điện phải được bảo trì theo lịch trình tối thiểu. Chủ xe có thể đặt trước lịch bảo dưỡng từ các trung tâm dịch vụ chuyên nghiệp và nên kiểm tra động cơ điện theo khoảng thời gian khuyến nghị từ nhà sản xuất.

{keywords}
Kiểm tra động cơ điện theo lịch khuyến nghị của nhà sản xuất (Ảnh minh họa)

Tránh sạc điện quá nhiều hoặc quá ít cho pin

Phần lớn các chủ sở hữu xe điện thường mắc sai lầm khi sạc quá nhiều điện cho pin vì quan niệm “thừa hơn thiếu”. Tuy nhiên, việc sạc điện quá mức có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho xe điện.

Ngược lại, một số chủ xe khác lại có xu hướng bỏ bê ô tô của mình khi thường xuyên để mức điện trong quá thấp nhưng vẫn tiếp tục vận hành xe. Điều này sẽ làm giảm chất lượng và tuổi thọ của pin.

Để cân bằng hai tình trạng này, mức điện được các nhà sản xuất khuyến nghị là 80%.

Pin ô tô điện thường có thời hạn bảo hành từ 5-10 năm. Ngoài ra, mốt số nhà sản xuất ô tô hiện nay còn cung cấp dịch vụ bảo hành 8 năm/100.000 dặm cho pin xe điện.

Theo đó, chủ xe điện nên theo dõi thông số kĩ thuật của nhà sản xuất về tuổi thọ tối đa của pin cũng như các dịch vụ bảo hành.

{keywords}
Sạc điện cho pin ở mức cân đối (Ảnh minh họa)

Hiểu rõ về hệ thống phanh trên xe điện

Trên xe điện, hệ thống phanh tái sinh (Regenerative Braking System - BRS) được sử dụng đồng thời với hệ thống phanh truyền thống.

Hệ thống phanh tái sinh hoạt động theo nguyên lý biến đổi động – nhiệt năng của quá trình phanh  thành năng lượng điện truyền đến pin. Từ đó, giúp tăng hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu cho xe.  

Tuy nhiên, việc đạp phanh gấp sẽ gây hư hỏng má phanh và đĩa phanh của xe. Do đó, chủ xe nên để ý xung quanh và kiểm tra tốc độ lái xe để tránh những trường hợp như vậy.

{keywords}
Cơ chế hoạt động của hệ thống phanh tái sinh (Ảnh minh họa)

Bảo dưỡng lốp xe thường xuyên

Xe điện tạo ra một áp lực đáng kể lên bánh xe với trọng lượng xe đáng kể và mô-men xoắn tức thời từ phanh.

Một trong những yếu tố quan trọng để lái xe an toàn là phải duy trì áp suất lốp thích hợp. Do đó, việc đảo lốp thường xuyên, kiểm tra áp suất lốp và căn chỉnh thông số của lốp là những phương pháp bảo dưỡng xe điện đúng cách.

Những mẹo này sẽ giúp đảm bảo độ mòn và độ bền bỉ đồng đều giữa các lớp. Từ đó, đảm bảo khả năng vận hành xe ở mức tốt nhất.

{keywords}
Kiểm tra áp suất thường xuyên để xử lý kịp thời

Thường xuyên kiểm tra dầu phanh, nước làm mát trên xe

Xe điện thường có ít dầu phanh, nước làm mát trên xe hơn so với các xe hơi truyền thống. Tuy vậy, chúng vẫn cần được kiểm tra thường xuyên để giữ ở mức đạt mức yêu cầu.

Thanh Lam (theo Carcility)

Trân trọng mời bạn đọc cộng tác gửi tin bài, video về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Lần đầu lái xe: Tim tôi đập loạn xạ khi nhìn thấy cảnh sát giao thông

Lần đầu lái xe: Tim tôi đập loạn xạ khi nhìn thấy cảnh sát giao thông

Không hiểu do “yếu bóng vía” hay tâm lý thiếu tự tin của một lái mới mà tôi rất sợ mỗi khi phải đi qua chốt cảnh sát giao thông. Thấy bóng dáng “áo vàng” từ xa, tôi đã có cảm giác hồi hộp, tim đập loạn xạ.