XEM CLIP:

Những ngày này, người dân làng Ngọc Trì (Thạch Bàn, Long Biên) nô nức tổ chức lễ hội đền Trấn Vũ vào tháng 3 âm lịch.

Hội làng không thể thiếu màn trình diễn nghi lễ và trò chơi kéo co ngồi, nhưng ý nghĩa hơn rất nhiều vì năm nay làng đón bằng công nhận của UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho trò chơi kéo co.

Theo truyền thuyết, xưa kia làng Ngọc Trì gặp hạn hán, có 12 cái giếng thì chỉ còn giếng thuộc xóm (gọi là mạn) Đìa còn nước. Trai mạn Đường, mạn Chợ xuống giếng mạn Đìa lấy nước bị trai mạn Đìa ngăn không cho lấy. Thời đó, nước gánh bằng quang làm từ dây song.

Khi hai bên giằng co, sợ nước đổ nên ngồi xuống đất ôm lấy cả thùng nước. Hạn hán qua đi, nhớ lại tích ấy, các cụ nghĩ ra trò kéo co ngồi để trình diễn trong hội làng, cầu cho mưa thuận, gió hòa. 

{keywords}
Lễ hội đền Trấn Vũ được tổ chức vào ngày mùng 3/3 âm lịch hàng năm, mang bản sắc văn hóa truyền thống, thể hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ảnh khát vọng có cuộc sống an bình

Tiêu chuẩn để tuyển chọn người kéo là gia đình phải nền nếp, gia giáo, có 5 đời sinh sống ở làng trở lên. Ngọc Trì có ba mạn là Đường, Đìa, Chợ. Mỗi mạn được cử một đội kéo co đại diện. Đến ngày hội làng, các mạn dâng lễ vật lên thánh tại đền Trấn Vũ rồi bước vào thi đấu.

Hàng chục thanh niên ngồi qua một cây song dài từ 50m, đường kính 5cm, mỗi người một tay duỗi thẳng, tay kia co trước ngực, song được kẹp chặt dưới nách của tay co. Sau khi có hiệu lệnh bằng 3 hồi trống khẩu, nêm được tháo ra, hai tổng phất cờ hô: “í a, kéo” và các đội bắt đầu kéo.

Sau lễ hội 1 tuần, đội kéo co ngồi truyền thống của làng sẽ lên đường sang Hàn Quốc giao lưu, quảng bá di sản, theo lời mời từ phía bạn.

Tháng 12/2015, kéo co truyền thống châu Á tại 4 quốc gia Việt Nam, Hàn Quốc, Campuchia, Philippines được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, trong đó có nghi lễ và trò chơi kéo co ngồi đền Trấn Vũ.

{keywords}
Sau khi các bô lão trong làng thực hiện nghi lễ, đội trưởng các đội nâng cao dây kéo co 3 lần...
{keywords}
Khác với hội thi kéo co bình thường, vật sử dụng để kéo trong hội thi là cây song to và nhẵn dài khoảng 50m, được kéo qua một lỗ nhỏ trên cột trụ
{keywords}
Trai kéo co mỗi mạn phải đủ 17 người và một Tổng cờ. Dây song được luồn vào một lỗ cột, cũng là mốc phân định 2 mạn
{keywords}
Trước khi kéo, dây song được nêm chặt ở lỗ cột. Trai kéo co ngồi chân co chân duỗi. Trong đội hình từng phe, lần lượt ngồi xen kẽ, người quay mặt bên này, người bên kia của dây song
{keywords}
Mỗi đội kéo có 15, 17 hay 19 người tham gia tùy theo quy định của từng năm
{keywords}
Người tham gia phần lớn là các thanh niên, trung niên khỏe mạnh, có thân hình vạm vỡ. Trai kéo co đóng khố điều, chít khăn điều. Tổng cờ mặc áo đỏ, đội khăn đỏ
{keywords}
Mỗi người một tay duỗi thẳng, tay kia co trước ngực, song được kẹp chặt dưới nách của tay co. Sau khi có hiệu lệnh bằng ba hồi trống khẩu, nêm được tháo ra, hai Tổng phất cờ hô: “í a, kéo”
{keywords}
Tổng cờ chạy sẽ lên chạy xuống, quệt lá cờ lệnh vào mặt, vào đầu các trai kéo của phe mình vừa để làm hiệu khi nào kéo, khi nào nghỉ, vừa để cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh cho đội kéo
{keywords}
Trong tiếng trống hội rộn rã, tiếng hò reo cổ vũ cả dân làng, trai tráng khoẻ mạnh nhanh tay ra sức kéo cây song
{keywords}
 
{keywords}
Các bà, các chị đứng hai bên hò hét, cổ vũ trai tráng trong làng kéo, đẩy thanh song về đội của mình, cổ vũ, động viên tinh thần cùng hô “1,2,3 kéo"
{keywords}
Bà Vũ Thị Thảo (51 tuổi) lên xới kéo cổ vũ cho đội nhà mạn Đìa
{keywords}
 
{keywords}
Trò chơi không đặt nặng yếu tố thắng thua. Đội thua cuộc không hề nản, phía thắng cũng không kiêu ngạo
{keywords}
 
{keywords}
Rất nhiều khán giả trung thành, hàng năm mong đợi để được hòa mình vào không khí của lễ hội đền Trấn Vũ và tham gia cổ vũ các đội kéo co
Trai xinh Hà Nội má phấn môi son, lả lơi giữa phố

Trai xinh Hà Nội má phấn môi son, lả lơi giữa phố

Các chàng trai giả gái, mắt đưa tình, miệng cười xinh trong những bước nhảy linh hoạt, thướt tha hòa cùng nhịp trống múa 'con đĩ đánh bồng' khiến người xem thích thú.

T.Nam