Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020, nhiều người đã tự hỏi khi nào thế giới sẽ trở lại "bình thường". Nhưng liệu mọi thứ có bao giờ quay trở lại như trước đây hay không?

Câu trả lời vẫn chưa rõ.

Chẳng hạn, những công việc từ xa dường như sẽ vẫn tiếp tục, và sẽ không còn nhiều người đi xem phim như trước kia nữa.

{keywords}
Hoạt động hiện thời so với mức trước đại dịch, xếp hạng 50 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Cập nhật đến 30/6.

Tạp chí Economist mới đây đã thiết lập một "chỉ số bình thường" để theo dõi hành vi của con người đã thay đổi như thế nào và tiếp tục thay đổi ra sao vì đại dịch. Tờ báo này cho biết, "chỉ số bình thường" này bao gồm 8 yếu tố, được chia thành 3 nhóm.

Nhóm 1 gồm giao thông và đi lại: Giao thông công cộng ở các thành phố lớn; Tình trạng tắc nghẽn giao thông ở cùng các thành phố đó; Số chuyến bay quốc tế và nội địa.

Nhóm 2 gồm giải trí và tiêu khiển: Thời gian ra khỏi nhà; Doanh thu phòng vé của rạp chiếu phim (thước đo thể hiện cho lượng khán giả đến rạp); Sự tham dự các sự kiện thể thao chuyên nghiệp.

Nhóm 3 gồm bán lẻ và làm việc: Số người trong các cửa hàng, và tỷ lệ lấp đầy các văn phòng (được đo lường bằng lượng người ở nơi làm việc tại các thành phố lớn).

Chỉ số đánh giá mức độ trở lại trạng thái bình thường của 50 nền kinh tế lớn nhất thế giới, mà cộng lại chiếm tới 90% GDP toàn cầu và 76% dân số toàn cầu. Để dễ so sánh, The Economist định điểm 100 cho mức độ hoạt động trước đại dịch. Dữ liệu được tờ báo này cập nhật mỗi tuần một lần.

Hoạt động chung

Chỉ số bình thường toàn cầu giảm mạnh vào tháng 3/2020 khi nhiều quốc gia áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn dịch lây lan. Đến tháng 4 cùng năm, nó giảm xuống mức điểm 35 và dần cải thiện trong những tháng tiếp theo.

{keywords}
 Chưa có nước nào trong danh sách đánh giá của The Economist hoàn toàn trở lại trạng thái bình thường như trước đại dịch.

Ngày nay, điểm số là 66, cho thấy thế giới đã tiến được hơn nửa chặng đường quay trở lại cuộc sống thời trước đại dịch.

Một số chỉ số - chẳng hạn như tắc nghẽn giao thông và thời gian ở bên ngoài nhà - phục hồi nhanh hơn những chỉ số khác, đặc biệt là sự tham gia các hoạt động thể thao và đi lại bằng máy bay. Và điểm số ở mỗi nước không giống nhau.  

Điểm của Ấn Độ tăng nhiều nhất, nhưng từ mức rất thấp. Điểm của Nam Phi giảm nhiều nhất sau khi nước này công bố những hạn chế mới nhằm đẩy lui tốc độ lây lan của virus corona chủng mới.

Giao thông và vận tải

{keywords}
 

Giao thông công cộng phục hồi mạnh mẽ và mức độ tắc nghẽn giao thông cũng đã gia tăng trở lại. Các chuyến bay chủ yếu vẫn bất động vì các hạn chế của chính phủ.

Giải trí và tiêu khiển

Trong thời gian các hạn chế nghiêm ngặt nhất được áp dụng, vào tháng 4/2020, thời gian ở bên ngoài nhà giảm 20% tính theo mức trung bình toàn cầu.

Hoạt động ở các rạp chiếu phim và sân vận động thể thao tụt xuống điểm 0 do các địa điểm này ngưng hoạt động, sau đó nhích lên dần. Tuy nhiên, các rạp chiếu phim có thể sẽ không bao giờ kín hết chỗ như trước nữa.

Việc làm và bán lẻ

Các cuộc họp qua Zoom của dân công sở và hoạt động giao hàng là hai đặc điểm nổi bật. Tỷ lệ lấp đầy các văn phòng có thể sẽ không bao giờ quay trở lại mức trước khi đại dịch bùng nổ.

Trong khi đó, ngành bán lẻ vươn lên mạnh mẽ kể từ giữa năm ngoái.

Thanh Hảo

Thế giới giật mình nhìn lại vai trò nghiên cứu khoa học

Thế giới giật mình nhìn lại vai trò nghiên cứu khoa học

Đại dịch Covid-19 bùng phát khắp toàn cầu càng cho thấy nghiên cứu khoa học quan trọng đến nhường nào.