Ngày 4/4, Hãng thông tấn KCNA đưa tin quân đội nước này đã thông qua lần cuối việc phát động các đòn tấn công quân sự không thương tiếc nhằm vào Mỹ, gồm cả dùng vũ khí hạt nhân hiện đại nhất.
Đây là diễn biến mới nhất trong một loạt những đe dọa làm leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, có nguy cơ đẩy khu vực vào một cuộc chiến tranh.
Các tin liên quan |
Dân Hàn dửng dưng trước đe dọa từ Triều Tiên |
|
Các sĩ quan quân đội Triều Tiên giơ cao nắm đấm khi hô khẩu hiệu trong một cuộc mít-tinh tại Quảng trường Kim Il-sung, Bình Nhưỡng. |
12/12/2012: Triều Tiên thử nghiệm thành công tên lửa 3 giai đoạn và đưa một vệ
tinh vào quỹ đạo. Seoul, Washington và Liên Hợp Quốc đều lên án vụ phóng là vỏ
bọc của một cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo.
22/1/2013: Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua một nghị quyết lên án vụ
phóng tên lửa của Triều Tiên và thắt chặt các chế tài cấm vận hiện hành.
24/1: Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên tuyên bố nước này sẽ xúc tiến một "vụ thử hạt nhân cấp cao".
25/1: Triều Tiên dọa thực hiện "các biện pháp phản công bạo lực" chống lại
kẻ thù Hàn Quốc.
12/2: Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 3.
26/2: Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát một cuộc tập trận bắn đạn thật mô phỏng một "cuộc chiến thực sự".
1/3: Hàn Quốc và Mỹ tiến hành cuộc tập trận chung thường niên mang tên Foal Eagle (Đại Bàng Non).
5/3: Triều Tiên tuyên bố sẽ hủy bỏ thỏa thuận ngừng bắn kết thúc cuộc chiến Triều Tiên 1950-53.
7/3: Bình Nhưỡng dọa tấn công hạt nhân "phủ đầu" nhằm vào Mỹ và Hàn Quốc.
Liên Hợp Quốc thông qua các lệnh trừng phạt gay gắt hơn đối với Triều Tiên vì vụ
thử hạt nhân của nước này.
8/3: Triều Tiên tuyên bố từ bỏ các hiệp ước không xâm lược với Hàn Quốc và
cắt đứt một đường dây nóng giữa chính phủ hai bên. Ông Kim Jong-un thăm các đơn
vị trên đảo tiền tuyến và tuyên bố Bình Nhưỡng sẵn sàng cho "cuộc chiến tổng
lực".
11/3: Hàn Quốc và Mỹ thực hiện cuộc tập trận thường niên "Key Resolve".
12/3: Kim Jong-un dọa "xóa sổ" đảo Baengnyeong của Hàn Quốc.
15/3: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố các kế hoạch nhằm tăng cường phòng thủ quốc gia chống lại một cuộc tấn công tên lửa có thể từ Triều Tiên.
18/3: Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cam kết sẽ cung cấp cho Hàn Quốc mọi nguồn lực quân sự dưới chiếc ô hạt nhân của Mỹ.
19/3: Mỹ công khai các chuyến bay của máy bay ném bom B-52 có thể mang hạt nhân trên bầu trời Hàn Quốc như một phần cuộc tập trận Foal Eagle.
21/3: Quân đội Triều Tiên dọa tấn công nhằm vào các căn cứ Mỹ ở Nhật Bản và đảo Guam để trả đũa các chuyến bay B-52.
22/3: Hàn Quốc và Mỹ ký một hiệp ước mới về một phản ứng quân sự chung ngay cả trước một sự khiêu khích mức thấp của Triều Tiên.
26/3: Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye cảnh báo Triều Tiên rằng "con đường sinh tồn" duy nhất của nước này nằm ở việc từ bỏ các chương trình tên lửa và hạt nhân. Quân đội Triều Tiên đặt các đơn vị tên lửa "chiến lược" vào tư thế sẵn sàng chiến đấu, với các đe dọa mới tấn công các mục tiêu trên đất Mỹ, Hawaii, Guam và Hàn Quốc.
27/3: Triều Tiên cắt đường dây nóng quân sự với Hàn Quốc.
28/3: Mỹ triển khai 2 máy bay tàng hình B-2 có khả năng mang hạt nhân thực hiện các sứ mệnh "ngăn chặn" trên bầu trời Hàn Quốc. Bộ trưởng Hagel khẳng định Mỹ sẵn sàng cho "bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra".
29/3: Kim Jong-un ra lệnh cho các đơn vị tên lửa chuẩn bị tấn công đất Mỹ và các căn cứ quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương.
30/3: Triều Tiên tuyên bố nước này bước vào "tình trạng chiến tranh" với Hàn Quốc.
31/3: Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên cảnh báo các vũ khí hạt
nhân của nước này là "mạng sống quốc gia" và sẽ không bị đánh đổi ngay cả với
"hàng tỷ đôla".
2/4: Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ khởi động lại tổ hợp hạt nhân Pyongyang và
tăng cường sản xuất các vật liệu vũ khí hạt nhân.
3/4: Triều Tiên cấm công nhân Hàn Quốc nhập cảnh vào làm việc tại khu công nghiệp liên Triều Kaesong, một động thái có thể khoét sâu hơn nữa bất đồng trên bán đảo Triều Tiên.
4/4: Hãng thông tấn KCNA đưa tin quân đội nước này đã thông qua lần cuối việc phát động các đòn tấn công quân sự không thương tiếc nhằm vào Mỹ, bao gồm cả dùng vũ khí hạt nhân hiện đại nhất.
Thanh Hảo (Tổng hợp)