Để trở thành nhà cung cấp cho các công ty đa quốc gia, năng lực cốt lõi của doanh nghiệp (DN) chính là chìa khóa quyết định khả năng phát triển của DN tham gia được tới đâu trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chính phủ đã có chương trình Phát triển Công nghiệp hỗ trợ 2.000 tỷ đồng để nâng cao năng lực sản xuất, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. |
Tuy nhiên, trong số hơn 3.300 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam nhưng con số này chưa đến 5% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong nước.
Thiếu về số lượng, yếu về chất lượng đang là rào cản để các doanh nghiệp này tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là nội dung quan trọng được Bộ Công Thương bàn thảo tại buổi họp tổng kết ngành công nghiệp Việt Nam hồi giữa năm nay.
Công nghiệp hỗ trợ mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu trong nước với các sản phẩm chủ yếu là chi tiết đơn giản, có giá trị thấp trong cơ cấu giá trị sản phẩm, phục vụ cho một số ít các lĩnh vực như dệt may, da giày, phụ tùng và linh kiện. 90% còn lại đều, doanh nghiệp phải nhập khẩu.
Không chỉ nhập khẩu linh kiện mà ngay cả nguyên liệu đầu vào cũng bị phụ thuộc. Điều này dẫn đến, nhiều vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống lẩn tránh thuế do không đạt được tiêu chí về xuất xứ hàng hoá đã bị khởi xướng.
Theo Bộ Công Thương, để có chủ động trong chuỗi cung ứng, bên cạnh nội lực của doanh nghiệp, Chính phủ cũng đã có chương trình Phát triển Công nghiệp hỗ trợ với số vốn lên đến 2.000 tỷ đồng để nâng cao năng lực sản xuất, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực.
Trong bối cảnh nhiều "ông lớn" như Apple, Foxconn hay Sharp được cho là sẽ dịch chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam, đây là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức khi doanh nghiệp Việt phải cạnh tranh để có được chỗ đứng trong chuỗi giá trị toàn cầu.