Trong hai ngày 2-3/11, Ủy ban Dân tộc phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội thảo kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trong điều kiện mới khu vực Đông Bắc năm 2023. 

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông chủ trì Hội thảo. Tham dự hội thảo có lãnh đạo tỉnh Bắc Giang cùng nhiều chuyên gia, nhà khoa học của bộ ngành Trung ương; đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc các tỉnh: Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc TP Hà Nộ  và 150 đại biểu là hòa giải viên, tuyên truyền viên pháp luật ở thôn, bản tỉnh Bắc Giang.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông nhấn mạnh, công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) có vị trí, vai trò hết sức quan trọng và luôn được Đảng, nhà nước quan tâm.

y thong.jpg
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông phát biểu tại hội thảo 

Để triển khai có hiệu quả công tác này, ngày 14/10/2021 Thủ tướng Chính đã ban hành Quyết định số 1719 Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Trong giai đoạn I, từ năm 2021 đến 2025 có Dự án 10 “Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...”. 

Thực hiện nhiệm vụ chính trị này, thời gian qua  Ủy ban Dân tộc và các bộ ngành, địa phương đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để tổ chức triển khai. 

Thứ trưởng cũng đánh giá, đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng sâu, vùng xa, nơi mà điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng nhiều nơi chưa đồng bộ, công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số cũng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.

Do đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, rộng khắp ở các cấp, ngành, địa phương với hình thức đa dạng, phong phú. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cần bám sát thực tiễn cuộc sống và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội trong từng giai đoạn, phù hợp với nhu cầu, phong tục, tập quán của khu vực, địa phương cụ thể. 

db tham gia hoi thao.jpeg
Hội thảo thu hút 150 đại biểu là hòa giải viên, tuyên truyền viên pháp luật ở thôn, bản tỉnh Bắc Giang 

Tại hội thảo, các đại biểu đã đánh giá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số thời gian qua; kết quả đạt được và chỉ ra những tồn tại hạn chế, khó khăn, vướng mắc; chia sẻ kinh nghiệm và cách làm hay. Từ đó đề ra giải pháp, cách làm sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng công tác này thời gian tới.

Cụ thể, đại diện Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang cho rằng cần tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và cán bộ làm công tác dân tộc ở cơ sở. 

Tăng cường công tác lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chỉ đạo của chính quyền các cấp trong công tác PBGDPL vùng đồng bào DTTS.

Đặc biệt cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hình thức PBGDPL cho đồng bào DTTS; Đảm bảo kinh phí và các điều kiện cho công PBGDPL.

Bổ sung thêm, nhiều ý kiến tham luận khác cũng cho rằng  để làm tốt công tác PBGDPL cho đồng bào DTTS  cán bộ tuyên truyền PBGDPL phải nắm chắc tình hình địa bàn để xây dựng kế hoạch tuyên truyền, PBGDPL sát thực tiễn. Gắn công tác tuyên truyền chính sách pháp luật cho đồng bào DTTS với việc thực hiện hương ước, quy ước. 

Đồng thời cần lồng ghép công tác PBGDPL với các nội dung, hoạt động của chương trình, dự án khác đang triển khai tại địa bàn. Cần cần nắm chắc nhu cầu, phong tục, tập quán của đồng bào DTTS để lựa chọn nội dung, hình thức, thời gian tuyên truyền PBGDPL cho phù hợp từng khu vực, đối tượng. Thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, giám sát, qua đó phát huy những mặt mạnh để từ đó xây dựng và nhân rộng những mô hình điển hình, cách làm hay có hiệu quả thiết thực.

Các đại biểu cũng kiến nghị, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách mới nhằm ưu tiên sử dụng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật là người dân tộc thiểu số, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, già làng, trưởng bản, chức sắc.

Đồng thời Ủy ban Dân tộc ban hành khung tài liệu thống nhất trong toàn quốc, mở các lớp tập huấn về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên Ban Dân tộc các tỉnh.

Thục Anh và nhóm PV, BTV