1. Chọn thị trường

Cho dù là thị trường chính hay thị trường ngách thì khởi nghiệp viên cũng nên chọn cho mình một thị trường đủ lớn, có lợi nhuận, đang tăng trưởng và có mức độ cạnh tranh không quá cao hoặc không có quá nhiều đối thủ mạnh

2. Xem xét các yếu tố quyết định sự thành công

Khởi nghiệp cần xác định các điểm mấu chốt sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường. Ví dụ như: Nhân lực có đủ tốt để làm ra sản phẩm, có chiến lược marketing khác biệt hoặc chiến lược về giá, về vốn v.v..Nếu như hầu hết các yếu tố mang tính chủ quan có thể đảm bảo được, khởi nghiệp hãy mạnh dạn thành lập doanh nghiệp

3. Đề ra mục tiêu

Những mục tiêu này sẽ nằm trong kế hoạch phát triển chung của công ty, các mục tiêu để ra phải cụ thể trong từng gian đoạn và phải căn cứ dựa trên tình hình thực tế của công ty.

4. Gọi vốn

Chắc chắn giai đoạn đầu tiên khởi nghiệp sẽ rất khó khăn trong việc kêu gọi vốn từ nhà đầu tư. Nếu cố gắng theo đuổi các nhà đầu tư trong giai đoạn này, khởi nghiệp có thể sẽ tốn rất nhiều thời gian công sức mà không mang lại hiệu quả. Hãy nghĩ đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của mình, đây sẽ là nơi giúp khởi nghiệp có một lượng vốn đủ đề bắt đầu những bước đi đầu tiên

5. Chọn thành viên trong ban lãnh đạo

Một đội ngũ nhân sự tốt, có những kỹ năng bổ sung cho nhau sẽ là điều kiện cần để tạo nên một công ty vững mạnh. Không nhất thiết phải tìm những con người xuất sắc, hãy tìm những người thực sự phù hợp và chia sẻ tầm nhìn, lợi ích với họ

6. Dành lấy thị phần

Công ty sẽ thất bại nếu sau 3 - 6 tháng không có khách hàng sử dụng sản phẩm. Chính vì vậy, hãy tập trung dành lấy cho mình những khách hàng đầu tiên sử dụng sản phẩm. Khởi nghiệp có thể tìm một nhóm khách hàng nhỏ có nhu cầu cao nhất về sản phẩm, cố gắng thuyết phục họ sử dụng và cho ý kiến phản hồi. Đó chính là cách làm hiệu quả nhất

7. Thay đổi dựa trên phản ứng của khách hàng

Đối với mỗi khách hàng mua sản phẩm, khởi nghiệp cần có chiến lược thu thập ý kiến từ khách hàng. Không có sản phẩm nào hoàn hảo, chính vì thế hãy đi tìm những điều không phù hợp với nhu cầu của khách hàng và thị trường để cải thiện sản phẩm.