Trước khi trút hơi thở cuối cùng, một cậu bé 2 tuổi người Syria đã thổn thức: “Con sẽ kể với Chúa về tất cả mọi việc”.

{keywords}

Hai mẹ con thuộc những hộ dân xem duyệt binh trên đảo Trường Sa Lớn. Ảnh: FB luật sư Nguyễn Văn Trung.

Tôi không trực tiếp được nghe nên không biết liệu môt cậu bé có thể nói một câu nhiều hàm ý như vậy hay không, nhưng tôi tin là chiến tranh không đem lại hạnh phúc thực sự cho bất cứ ai, từ già đến trẻ, từ người chiến thắng đến kẻ chiến bại…

Nhưng vì sao chiến tranh, xung đột vẫn xẩy ra, bất chấp nhưng tổn hại mà người ta có thể dự đoán?

“Tương lai của nhân loại đi qua mỗi gia đình”

Biểu ngữ ấy treo ngay trước cổng nhà thờ Cửa Bắc trong suốt một thời gian dài. Dù đã thuộc lòng nhưng lần nào đi qua tôi cũng cứ ngoảnh nhìn, có quá nhiều điều để hiểu và suy nghĩ sau chừng ấy câu chữ.

Về “cái giếng” của những người đàn ông

Chị Giang nói rằng bọn trẻ nhà tôi rất thoải mái trong cách biểu đạt tình yêu với người khác. Ví dụ như các con thấy việc hôn hay âu yếm một ai đó chúng yêu quý là chuyện rất bình thường, ngay cả ở nơi đông người. Chị bảo có thể bọn trẻ hồn nhiên như vậy là do chinh bản thân chúng cũng cảm nhận được tình yêu thương một cách tự nhiên từ mẹ.

Tôi nghĩ về điều ấy mãi và nhớ đến chồng mình. Anh không phải là người lạnh lẽo và khô khan, chỉ có điều cách anh thể hiện tình yêu luôn có phần ngượng ngập. Anh không muốn nắm tay vợ hay hôn con trước mặt mọi người , anh cho rằng tình yêu của đàn ông nên thể hiện theo cách khó nhận biết và thậm sâu sắc.

Nhưng nếu anh – hay bất cứ người đàn ông nào - không thể hiện tình yêu qua hành động, cử chỉ, ánh mắt hoặc lời nói, thì những người bên cạnh làm sao biết được điều ấy?

Người xưa nói: “Đàn ông sâu sắc giếng khơi…” Tôi thì nghĩ giếng là để lấy nước, nước sâu vừa còn vục gầu được chứ nước sâu đến cái mức không thể tát lên thì dù nó có trong, có mát, có lành đến thế nào cũng thành vô nghĩa. Thế mà các anh đàn ông cứ mãi tự hào về cái giếng của mình, nó sâu đến xuyên qua tâm trái đất, sâu đến mức người thân bên cạnh các anh chẳng thể hiểu, chẳng thể đến gần.

Và các cậu bé đã lớn lên như thế nào.

Theo văn hóa Phương Đông, bắt nguồn từ hệ tư tưởng Nho giáo của Trung Quốc, đên thời điểm này, các bé trai vẫn thường được hưởng nhiều quyền lực hơn các bé gái ngay từ khi mới sinh, nhưng đi kèm với sự ưu tiên, là rất nhiều từ “không” và “phải”:

Con trai không khóc nhè.

Con trai phải thông minh

Con trai không nói nhiều

Con trai phải chủ động

Con trai không lụy tình

Con trai phải quyết liệt, mạnh mẽ.

Nếu hai cậu bé có mâu thuẫn với nhau, lời khuyên thường được đưa ra là: Hãy giải quyết theo cách của đàn ông.

Hiểu theo nghĩa thông thường nhất (cả đen lẫn bóng), thì “cách của đàn ông” trong trường hợp này là dùng sức mạnh để trấn áp, gieo sự sợ hãi nhằm tạo ra nhiều quyền lực hơn nữa. Niềm tin vào sự thống trị của kẻ mạnh khiến những câu bé nghĩ rằng bạo lực là cách duy nhất để người khác phải nghe theo, đồng thuận với ý kiến của mình.

Một cậu bé rồi sẽ trở thành đàn ông, và một người đàn ông sẽ nhiều cơ hội để dậy dỗ con trai theo cách mình nghĩ là đúng đắn. Vậy đến bao giờ những người đnà ông mới thôi cho rằng bạo lực là sức mạnh của nam nhi?

“Nhà là một cái nước nhỏ”

Theo thống kê của Liên đoàn Phụ nữ toàn Trung Quốc (ACFW), trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm tại nước này xảy ra khoảng từ 40.000 đến 50.000 vụ bạo lực gia đình. Một cuộc khảo sát của ACWF hồi năm 2011 cho thấy, có đến 1/4 phụ nữ ở nước này từng phải trải qua các nạn bạo lực gia đình, có thể là về thể chất hoặc bằng lời nói. Trong số đó, có đến 9/10 vụ là các vụ việc những người đàn ông đánh vợ hoặc cố tìm cách kiểm soát vợ. Thực trạng bạo hành phụ nữ ở Trung Quốc thậm chí chỉ đứng sau những nước như Ấn Độ và Bangladesh – vốn là những nước nổi tiếng về tình trạng bạo hành gia đình.

Như vậy, dù thế giới đã thay đổi, thì hệ tư tưởng nho giáo, đặc biệt là lối suy nghĩ gia trưởng từ phía những người đàn ông vẫn khiến nhiều gia đình Trung Quốc không hạnh phúc.

Trung tâm tư vấn tâm lý phụ nữ The Maple ở Bắc Kinh báo cáo vụ việc mới nhất, một bé trai 12 tuổi đã đánh lại mẹ mình khi bị bà la mắng vì tội trốn học. Trước đó, người cha cũng thường xuyên đánh người mẹ và đứa trẻ đã bắt chước hành vi của cha mình. Đây được ghi nhận là đơn trình báo đầu tiên về các việc trẻ em đánh đập cha mẹ mình tại đất nước này.

Liệu ông bố, bà mẹ Trung Quốc ấy đã hiểu vì sao vị hoàng thái tử, đứa con duy nhất trong vương quốc nhỏ của mình lại có cách ứng xử bạo lực như vậy hay chưa? Có lẽ họ nên biết rằng việc làm gương chính là cách dậy dỗ con cái lành mạnh và hiệu quả nhất.

“Nước là một cái nhà lớn”

Trung Quốc là một quốc gia lớn về diện tích, về số dân và vĩ đại về bề dầy văn hóa cũng như những gì họ đã đóng góp cho nền văn minh nhân loại. Nhưng nguyên nhân từ đâu khiến họ có thường có những hành động “kì quặc” với những quốc gia láng giềng bé nhỏ hơn?

Phải chăng, bản chất gia trưởng ngay từ trong gia đình khiến chính quyền Trung Quốc, gồm rất nhiều người đàn ông Gia trưởng cộng lại luôn thích thị uy sức mạnh?

Phải chăng tư tưởng phụ hệ độc đoán khiến họ cảm thấy mình là bá chủ thế giới, và cần khẳng định thêm quyền lực bằng cách đè bẹp những thành viên khác có vẻ (có vẻ thôi nhé!) yếu thế hơn mình?

Vâng, nếu “Nhà là một cái nước nhỏ, và nước là một cái nhà lớn” thì tôi đã phần nào hiểu được vì sao Trung Quốc chọn cách gây bạo lực để khẳng định sức mạnh của bản thân.

(Theo Facebook YeuThuongVaTuDo)