W-tpcao-bang-thach-thao-6-1.jpg

Xác định chuyển đổi số là xu thế, thời cơ, cũng như động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Cao Bằng đã nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số trên nhiều lĩnh vực trong thời gian qua.

W-tpcao-bang-thach-thao-13-1.jpg

Để bắt kịp nhịp độ của triển đổi số, trong thời gian tới, tỉnh này tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân về thanh toán không dùng tiền mặt, thuận lợi cho người dân sử dụng công cụ thanh toán. 

W-cao-bang-chuyen-doi-so-thach-thao-20-1.jpg

Mô hình “Chợ 4.0” tại các chợ trung tâm Thành phố, chợ xã. Theo đó tất cả các hộ kinh doanh đều được trang bị mã thanh toán QR Code nhằm phục vụ khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua sắm.

W-thach-thao-chuyen-doi-so-cao-bang-1.jpg

Tỉnh đã triển khai đồng loạt công tác tuyên truyền đến các hộ kinh doanh (kiot) với các tiểu thương tại khu chợ trung tâm và chợ tại các xã về thanh toán không dùng tiền mặt. 

W-cao-bang-chuyen-doi-so-thach-thao-4-1.jpg

Hiện, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt này đã xuất hiện khá phổ biến tại các chợ truyền thống tại TP.Cao Bằng.

W-cao-bang-chuyen-doi-so-thach-tha0-4-1.jpg

Tại một cửa hàng kinh doanh đặc sản vịt nướng, chủ quán chuẩn bị rất nhiều mã QR thuộc các ngân hàng khác nhau để khách thuận tiện thanh toán. Vị chủ quán này cho biết: "Tỉ lệ khách tới mua hàng và thanh toán bằng mã QR tăng rõ rệt trong thời điểm gần đây. Điều này rất tiện cho cửa hàng, không tốn thời gian trả lại hoặc tránh được nhầm lẫn khi đưa tiền mặt. Tôi có thể kiểm tra tài khoản gần như tức thì".

W-thach-thao-3-1.jpg

Chị Quỳnh Trang (khách hàng) chia sẻ: "Vài ba ngày tôi mới đi chợ một lần, do thói quen ăn uống của gia đình nên tôi thường mua thực phẩm ở chợ truyền thống. Bây giờ tôi gần như không phải mang theo ví tiền, chỉ cần cầm theo điện thoại, ra chợ quét mã là tha hồ mua sắm".

W-cao-bang-chuyen-doi-so-thach-thao-10-1.jpg

Tại khu vực chợ Xanh (TP.Cao Bằng) mã QR có mặt hầu hết các gian hàng từ: thực phẩm, quần áo, đồ khô... 

W-cao-bang-chuyen-doi-so-thach-thao-9-3.jpg

Thời gian qua, mô hình Chợ 4.0 tại tỉnh đã phát huy hiệu quả tích cực, giúp người dân trải nghiệm và tiếp cận với các phương thức thanh toán hiện đại không dùng tiền mặt, kích thích hoạt động mua sắm, góp phần xây dựng xã hội số, kinh tế số theo mục tiêu chương trình chuyển đổi số trên địa bàn.

W-cao-bang-chuyen-doi-so-thach-thao-12-1.jpg

Kết quả đã đạt được là khá tích cực, tuy nhiên, thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số ở Cao Bằng còn không ít việc phải làm. Trong bảng đánh giá, xếp hạng chuyển đổi số năm 2022, tỉnh Cao Bằng xếp 61/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đồng chí Hoàng Ngọc Sơn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cao Bằng chia sẻ một số khó khăn như nhận thức chưa đồng đều của một số lãnh đạo ngành, địa phương. Có người đứng đầu vẫn còn cho rằng nhiệm vụ chuyển đổi số là “chưa quan trọng”. Theo đó, chưa quyết liệt chỉ đạo thực hiện các nội dung, công việc, kế hoạch chuyển đổi số.

Khắc phục những tồn tại, hạn chế, tăng tốc chuyển đổi số tại địa phương, thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cao Bằng tích cực tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng và phối hợp các ngành, địa phương triển khai, thực hiện tốt các đề án, kế hoạch, mục tiêu chuyển đổi số. Đồng thời, phối hợp tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số và nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số phục vụ phát triển